HOME
HOI CUU QUAN NHAN
QUOC HAN 30 THANG 4
L- LAC & THONG-BAO/LINK
TIM THAN NHAN
THO-VAN HOI-KY

TRANG QUÂN-SỬ SƯU TẦM

Trung Tướng Vĩnh Lộc (1923-2009)

 

  Trung tướng Vĩnh Lộc sanh ngày 23 tháng 10-1923 tại Huế. Thân phụ của ông là Bửu Hội, một quan chức thuộc gịng dơi triều đ́nh vua Khải Định (cha của quốc trưởngBảoĐại). Ông có ba anh em trai, trong đó có hai người trở thành công chức và sĩ quan của VNCH: Đại tá Vĩnh Biểu, tốt nghiệp Khóa 2 Huế, chỉ huy trưởng Tiếp Liệu Vùng I; và ông Vĩnh Thọ, đại sứ VNCH tại Tokyo. Một người em khác là kỹ sư hóa học ở Đức.

ª Sau khi tốt nghiệp trung học từ trường Trung Học Khải Định, ông gia nhập quân đội năm 1949. Theo học trường sĩ quan An Cựu, Huế (École des Cadres de An Cuu). Sau khi ra trường, từ tháng 9-1950 đến tháng 8-1951, ông qua Pháp thụ huấn tại trường Thiếp Giáp Binh Saumur. Trở về Việt Nam, ông được thăng cấp trung úy năm 1952, làm đại đội phó một đại đội Thám Thính Xa; tháng 6-1952 ông làm đại đội trưởng Đại Đội 3 Thám Thính.

ª Tháng 6-1955 đến tháng 6-1956, ông theo học trường Chỉ Huy Tham Mưu Command and General Staff, ở Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Cùng theo học khóa này có hai sĩ quan đồng môn sau này trở thành sĩ quan cao cấp là trung tướng Nguyễn Bảo Trị và đại tá Trần Văn Hổ (Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và Sở Liên Lạc đầu tiên). 

ª Tháng 11-1954 đến tháng 10-1955 ông mang cấp thiếu tá, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 1 Thiết Giáp.

Từ tháng 10-1959 đến tháng 2-1961, ông được cử làm Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp Binh, VNCH.

Tháng 11-1963 đến tháng 2-1964, ông mang chức đại tá Chỉ Huy Trưởng binh chủng Thiết Giáp Binh.

Tháng 2-1964 ông được làm tư lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, đóng ở SaDec, Vùng IV Chiến Thuật.

ª Ngày 11 tháng 8-1964 ông được thăng cấp chuẩn tướng; và một năm sau, ngày 19 tháng 11-1965, ông được thăng cấp thiếu tướng.

Trong giai đoạn hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao  Kỳ lănh đạo Hội Đồng Quân Lực, tướng Vĩnh Lộc là một trong những hội viên của nhóm tướng trẻ (Young Turks) trong hội đồng.

ª Tháng 6-1965 ông được cử làm Tư Lệnh Quân Đoàn II/ Vùng II Chiến Thuật. Trong lúc giữ chức tư lệnh Vùng II, ông đương đầu với nhiều biến loạn như cuộc nổi loạn của nhóm FULRO người Thượng; và những biến động ở Miền Trung trong hai năm 1965-66. Tướng Vĩnh Lộc dàn xếp được cuộc bạo động của người Thượng khi ông hứa sẽ lắng nghe những đ̣i hỏi của họ, và hứa tuyển dụng nhiều sắc dân miền Cao Nguyên vào cơ sở hành chánh địa phương.

Tháng 2-1968, khi thế lực của tướng Nguyễn Cao Kỳ mất dần đi, tổng thống Thiệu thay tư lệnh ba quân đoàn, trong đó quân đoàn II của tướng Vĩnh Lộc.

ª Sau khi rời chức vụ Tư Lệnh Vùng II/ Quân Khu II, ông lần lượt giữ chức vụ Phụ Tá Tham Mưu Trưởng BTTM về Huấn Luyện kiêm chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Pḥng. Tháng 1-1969, ông làm cố vấn quân sự cho đại sứ Phạm Đăng Lâm trong cuộc hội đàm ở Paris.

Tháng 1-1973 trước khi Hiệp Định Paris 1973 được kư kết, trung tướng Vĩnh Lộc được thủ tướng Trần Thiện Khiêm chỉ định làm trưởng ban Ủy Ban Thực Thi Hiệp Định Đ́nh Chiến. Trong vai tṛ đó, tướng Lộc có thẩm quyền trên hai ủy ban quân sự Bốn Bên và Hai Bên, phía VNCH.  

ª Chức vụ sau cùng của trung tướng Vĩnh Lộc là Tư Lệnh Phó Tổng Thanh Tra, QLVNCH.

Trung tướng Vinh Lộc được ân thưởng một số huy chương trong đó có Bảo Quốc Huân Chương Hạng Nh́; Anh Dũng Bội Tinh; và Croix de Guerre của quân đội Pháp.

Trung tướng Vĩnh Lộc qua đời ngày 8 tháng 1-2009, tai Houston, Texas. Hưởng thọ 86 tuổi.

_____________

Nguyễn Kỳ Phong biên soạn.

Tài Liệu: American Ambassy Saigon, Biographic Data on Lieutenant General Vinh Loc, Deputy General Inspector, Republic of Vietnam Armed Forces.

Defense Intelligence Agency, Lieutenant GeneralVinh Loc, Army Republic of Vietnam.

Hi`nh: Francois Buis (France)
buidzinh01.jpg
Dda.i Ta' Bu`i Dzinh, DDa.i tu+o+'ng Khie^m, Tu+o+ng Ho^` va(n To^'?

buidzinh02.jpg
Cu+.u Tu+ Le^.nh Bu`i Dzinh , Kansas,HK 1959

 
Đôi ḍng về Cựu Tư Lệnh Bùi Dzinh
 
Thưa quư vị,
Nhân xem qua trang Web SĐ 9 BB ,với các bài viết của Ông Nguyễn Phùng chúng tôi xin có đôi gịng mạn phép được gửi đến để bổ túc thêm những điều hiểu biết của chúng tôi có liên quan đến SĐ 9 BB và vị Tư lệnh sáng lập Sư đoàn.
1/- Đại tá Bùi Dzinh ,tốt nghiệp với vị trí Thủ Khoa khóa 1 Trường Vỏ bị
Quốc gia Đà Lạt (thường gọi là khoá 3 nếu tính thêm hai khoá trước đào tạo tại Huế );c̣n gọi là khoá Trần hưng Đạo vào năm 1951.Đă từng tham dự các khóa học tham mưu quân sự tại Pháp (1952) và tại Hoa Kỳ ( 1960).
2/- Trong thời gian 1961 -1962-1963 , Trung tá Tôn thất Đông (bạn cùng khoá với Đại tá Dzinh làm tham mưu trưởng Sư Đoàn),Các vị Sỉ quan Trung đoàn trưởng gồm có :-Thiếu tá Chương dzềnh Quay ( sau cùng là Chuẩn Tướng Tư lệnh SĐ 22 BB),Thiếu tá Trần đ́nh Thọ ( sau cùng là chuẩn tướng ở BTTM ),Thiếu tá Nguyễn Cả (sau này là Đại tá VP Tởng thống Nguyễn văn Thiệu).
3/- Ngày 01/11/1963 dầu đang hành quân ở vùng Bến -Tre ;Đại tá Bùi Dzinh đă điều động Sư đoàn 9 về Sài g̣n với ư định dẹp đảo chánh cứu Tổng thống Ngô đ́nh Diệm ,nhưng không thành công !? Không đầy một tuần lể sau đó ông đă bàn giao Sư Đoàn lại cho Trung tá Đoàn văn Quăng rồi về tŕnh diện Bộ TTM/QLVNCH -và bị Hội đồng quân nhân cách mạng (Nhóm đảo chánh dưới sự chỉ huy của trung tướng Dương văn Minh) cho nghĩ "Dài hạn không lương" cùng với một danh sách gồm 31 vị sỉ quan cao cấp ( gồm Thiếu tướng Huỳnh văn Cao,Đại tá Cao văn Viên,Đại tá Bùi đ́nh Đạm ,Đại tá Nguyễn văn phước....).
4/- Ngày 19/2/1965 cựu Đại tá Bùi Dzinh đă cùng các vị sỉ quan như
Thiếu tướng Lâm văn Phát ,Đại tá Huỳnh văn Tồn (cựu Tư lệnh SĐ 7 BB), Đại tá Nhan minh Trang,Đại tá Phạm ngọc Thảo(tuỳ viên quân sự tại Hoa kỳ),Đại tá Trương văn Chương ,Đại tá Đỗ văn Diễn (cựu tư lệnh Sư đoàn 2 BB),Trung tá Lê hoàng Thao ...làm cuộc chỉnh lư lật đổ Quốc trưởng Đại tướng Nguyễn khánh nhằm ổn định lại t́nh h́nh chính trị tại Miền Nam VN vón bị khủng hoảng kể từ sau vụ đảo chánh ngày 01/11/1963 kéo dài cho đến thời điễm đó!
5/- Mặc dầu giăi ngũ đă lâu , Đại tá Bùi Dzinh bị đi tù cải tạo cùng
với các sĩ quan trong Quân Đội VNCH từ năm 1975 qua các trại cải tạo:Hoàng liên sơn - Yên Bái - Hà nam Ninh ..Sau cùng do bị tai nạn lao động (v́ kiệt sức trong lúc đốn cây ;bị cây ngă đập mạnh vào đầu nên đă ngất xĩu và hôn mê nhiều ngày ...mà đă có một số bạn tù v́ chuyển sang trại khác trong thời gian này những tưởng là Đại tá Dzinh đă chết!) được trả về gia đ́nh vào cuối năm 1980 và bị chính quyền địa phương cộng sản ép buộc đi lập nghiệp ở Khu Kinh tế mới ...Cuối cùng ông Dzinh vượt biên ra đi t́m tự do trên con thuyền mong manh như bao thuyền nhân khác và đă may mắn đến được đất Thái Lan .Vào đầu năm 1981 ông đă sang dịnh cư tại PhápTất cả những hiểu biết này xin được góp thêm vào trang Web của Sư đoàn 9 BB,quư vị có thể truy cập thêm trên mạng Internet Google ( Bùi Dzinh) hoặc trong các tác phẫm "Đôi gịng ghi nhớ " của cựu Đại tá Phạm bá Hoa ," VN 25 năm một thế kỷ" của cựu Trung tướng Lâm quang Thi .....
Kính chào.
Bui Dzung
 

 
 

Tài liệu về Su Đoàn 9 Bộ Binh và cuộc chính biến 1.11.1963.

      Chúng tôi vừa thu thập được một tu liệu đáng qúy của Đại Tá Phạm Bá Hoa, nguyên Chánh Văn Pḥng của Đại Tuớng Trần Thiện Khiêm, nói về cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963. Trong đo' có đọan ngắn nói về t́nh h́nh của Su Đoàn 9 Bộ Binh trong những ngày tháng này . Website Su Đoàn 9 Bộ Binh xin phép Đại Tá Hoa được trích đăng sau đây để qúy chiến hữu xa gần cùng tham kiến và mong mỏi được sự góp ư của các niên huynh truởng từng phục vụ tại SD9BB trong thời gian ấy:

..." Quân Đoàn IV được thành lập ngày 1/1/1963, và Tổng Thống Diệm cử Thiếu Tuớng Cao giữ chức Tu Lệnh Quân Đoàn này từ ngày ấy .

Xin mời sang Sa Đéc tiếp xúc với Su Đoàn 9 Bộ Binh . Đại Tá Bùi Dzinh Tu Lệnh Su Đoàn và Trung Tá Đoàn Văn Quảng, Tu Lệnh phó Su Đoàn . Trung Tá Quảng trách nhiệm khống chế Đại Tá Dzinh và giữ chân Su Đoàn tại chỗ . Năm 1961 và 1962, Trung Tá Quảng là Tu lệnh phó Su Đoàn 21 Bộ Binh, trong khi Đại Tá Trần Thiện Khiêm là Tu Lênh. Do vậy mà lệnh của Thiếu Tuớng Khiêm được Trung Tá Quảng thi hành một cách tích cực . Nhung theo cựu Đại Tá Duong Hiếu Nghĩa, th́ trách nhiệm khống chế Đại Tá Bùi Dzinh án binh bất động Su Đoàn 9 Bộ Binh là do cựu Dai Ta' Nhan Minh Trang - lúc đó là Thiếu Tá - theo lệnh của Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng từ Sài G̣n xuống Sađéc thi hành .

Đại Tá Bùi Dzinh và Đại Tá Trần Thiện Khiêm cùng học lớp Chỉ Huy Tham Muu tại Hoa Kỳ năm 1959, cùng trở về Việt Nam và cùng nhận chức tại Su Đoàn 21 Bộ Binh vào tháng 2 năm 1960 khi Trung Tá Trần Thanh Chiêu bị cách chức . Đại Tá Khiêm, Tu Lệnh . Đại Tá Bùi Dzinh, Tu lệnh phó kiêm Tham Muu Truởng Su Đoàn . Đại Tá Bùi Dzinh rất được Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Nhu tín nhiệm . Khi Su Đoàn 9 Bộ Binh thành lập tại Quy Nhơn, và Tổng Thống Diệm cử ông vào chức vụ Tu Lệnh Su Đoàn này . Sau dó Su Đoàn 9 Bộ Binh được chuyển toàn bộ vào hoạt động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long" .

(Theo Sài G̣n Nhỏ, số 602, ngày 05 tháng 11, 2004)

         

Thiếu Tướng Trần Bá Di:

 Niềm hănh diện của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa

 

Hương Nam

 

       Lời Nói đầu: Nhân dịp về hội ngộ cùng các chiến hữu cũ tại Virginia, Washington và Maryland vừa qua, cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di đă gây được rất nhiều cảm t́nh với đông đảo thân hữu vùng Thủ Đô. Chị Hương Nam là một trong số đông những thân hữu ấy đă thu thập tài liệu và viết bài về vị Tướng khả kính. Website Sư Đoàn 9 Bộ Binh xin được giới thiệu bài viết của chị đến các chiến hữu và thân hữu khắp nơi, đồng thời xin cám ơn chị đă gửi cho chúng tôi bài viết này cũng như đa tạ tấm thạnh t́nh của Chị Hương Nam đối với vị cựu Tư lệnh của SĐ9BB. 

           

            Thiếu Tướng Trần Bá Di là một trong bốn vị Tướng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà Cộng Sản Việt Nam đă thả sau 17 năm giam cầm trong lao tù. Nói đến Thiếu Tướng Trần Bá Di, những người đă từng biết ông, ai cũng thương mến và ca ngợi đức tánh hài hoà, chân thật, b́nh dị, hết ḷng với anh em nhưng rất kiên cường, bất khuất trước địch quân của ông.  

            Xuất thân trường Vơ Bị Đà Lạt khoá 5, ông làm Tỉnh Trưởng Cần Thơ từ năm 1962 đến 1964. Sau đó, ông đi tu nghiệp Hoa Kỳ và trở về làmTư  Lệnh Phó Sư Đoàn 9. Sau Tết Mậu Thân, ông được đề bạt chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV. Ba tháng sau, ông lại trở về Sư Đoàn 9 với chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn. Cho đến giữa năm 1973,  và trước khi  đổi về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và làm Chỉ Huy Trưởng đến ngày mất nước, ông đă đảm trách chức vụ trách Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV /Quân khu 4 trong một thời gian.

            Dưới quyền lănh đạo của ông, Sư Đoàn 9 đă mang lại rất nhiều chiến công hiển hách cho quân sử của QLVNCH và  cho lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Đặc biệt, tết Mậu Thân, Việt Cộng tràn ngập tỉnh Vĩnh Long. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Trần Văn Th́ vắng mặt trong lúc Trung Tá Tỉnh Trưởng Huỳnh Ngọc Điệp bị thương mấy ngày  trước Tết và Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa tân Tỉnh trưởng c̣n đang trên dường chưa đến nơi nhậm chức được. Thời gian này Thiếu Tướng Trần Bá Di làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, ông đă đơn thân độc mă  dùng trực thăng đáp xuống giữa ṿng lửa đạn tự tay xách theo một máy truyền tin PRC 25 mà không có người lính hay tuỳ viên cận vệ nào đi theo tháp tùng cả, để điều động các đơn vị phản công và giải cứu Vĩnh Long, trong đó có Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 15 từ Măng Thít kéo về, tiếp tục kháng cự cho đến khi Cộng quân rút lui. Là một vị trí chiến lược rất quan trọng, Tỉnh Vĩnh Long nối liền Sa Đéc với Bắc Mỹ Thuận. Chiếm được Vĩnh Long, Cộng quân sẽ chiếm được Mỹ Tho, Long An, cắt đứt đường tiếp viện từ miền Tây và sẽ tiến chiếm dễ dàng Saigon và Tổng Tham Mưụ Do đó, giữ được tỉnh Vĩnh Long, ông đă tạo nên chiến công oanh liệt. Thời gian không  lâu sau ông được vinh thăng Chuẩn Tướng.

            Cuối năm 1970, Sư Đoàn 9 là Sư Đoàn đầu tiên hành quân lưu động khắp vùng 4, không c̣n lănh trách nhiệm bảo vệ lănh thổ khu 41 chiến thuật (gồm các tỉnh Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh B́nh). Do đó, Trung Đoàn 14 thuộc Sư Đoàn 9 được điều động xuống quận Kiên Long, tỉnh Chương Thiện là vùng trách niệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh để ngăn chặn ư đồ xâm nhập vùng đồng bằng Cửu Long, triệt tiêu đường vận chuyển của Việt Cộng.

            Cũng trong năm 1970, thừa lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tướng Trần Bá Di chỉ huy Sư Đoàn 9 Bộ Binh đă vượt biên giới, tấn công tận sào huyệt của Cộng quân ở Mật Khu Ba Thu trên lảnh thổ Campuchia, tạo an  ninh cho suốt vùng lănh thổ hai bên bờ biên giới từ Rạch Giá, Hà Tiên, Châu Đốc, Kiến Phong đến Kiến Tường nối tiếp với Quân Đoàn 3, vùng 3 Chiến Thuật Việt Nam Cộng Ḥa.  Từ đó, Sư Đoàn 9 được mệnh danh Sư Đoàn Mũi Tên Thép. Các chiến sĩ Sư Đoàn 9 được mang dây biểu chương màu Tam Hợp Bảo Quốc.

            Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Thiếu Tướng Trần Bá Di trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung .  Ông đă ở lại tử thủ đơn vị, chống lại  xâm nhập của Cộng Quân từ Hậu Nghĩa cho đến giây phút cuối cùng. Mặc dù dưới tay là những tân binh quân dịch không có kinh nghiệm chiến trường nhưng ông vẫn chỉ huy tài giỏi bảo vệ được đơn vị, không cho Việt Cộng xâm nhập Trung Tâm và bắn hạ được 4 chiến xa của Công quân.     

            Là Tư Lệnh của một đại đơn vị đă mang về rất nhiều chiến công lừng lẫy, Thiếu Tướng Trần Bá Di luôn sát cánh cùng các chiến hữu trên khắp các mặt trận và hài ḥa với anh em trong mọi hoàn cảnh. Ông thường xuyên ngồi trực thăng thị sát các mặt trận để quan sát và điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn. Phi công trực thăng nghe nói phải lái cho Tướng Di là đều ngao ngán bởi  v́ mỗi ngày ông chỉ mang theo một gói bắp nấu hoặc bánh ḿ để bay trực thăng không biết mệt. Ông đă xin Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng để được huấn luyện và cấp phát bằng lái trực thăng, pḥng ngừa trường hợp người phi công mỏi mệt, ông sẽ tự tay lái. V́ sự can đảm và bền bỉ này của Tướng Di, nên đă nhiều lần Cộng quân t́m các mưu sát ông như có lần chúng cho gài chất nổ ở băi đáp trực thăng Núi Sam, Châu Đốc năm 1970, và một lần khác trực thăng của ông bị chúng bắn sẻ phải đáp khẩn cấp giữa đồng ruộng vùng Đức Tôn, Sa Đéc, nhưng nhờ ơn trên ông đă an toàn.

            Trong lao tù Cộng Sản, Thiếu Tướng Trần Bá Di nổi tiếng là một tù nhân không khuất phục Cộng Sản, xứng danh là Tư Lệnh của Sư Đoàn 9 Mũi Tên Thép. Ông chống đối lao động cải tạo, không nói chuyện với quản giáo, quản chế. Nếu muốn nói chuyện với ông phải  từ cấp Trưởng Trại trở lên. Ông tuyệt đối không ca hát nhạc Việt Cộng dù bị bắt buộc. Ông đă giữ đúng tư cách một vị Tướng anh hùng của Quân Lực VNCH.

            Nhắc đến Thiếu Tướng Trần Bá Di, không ai không cảm mến con người rất mộc mạc, b́nh dị, ḥa đồng với thuộc cấp, chân thật với đồng đội như ông. Thiếu Tướng Trần Bá Di là một trong các vị Tướng trong sạch, đáng kính mến của miền Nam, niềm hănh diện cao quư của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Tài liệu trích dẫn: Đại Tá Đỗ Đ́nh Lũy

   Chiến hữu Nguyễn Phùng (Website SD9BB)

   Chiến hữu Lê Minh Châu

 

 

SU DOAN 9 BO BINH VA TRAN CHIEN AN-LOC 1972:

      Su Đoàn 9 Bo-Binh cùng với những Su  đoàn bạn khác thuộc Quân Đoàn IV/Quân- Khu 4 được mệnh danh là các đơn vị của vùng śnh lầy và sông ra.ch. Các chiến sĩ Su Đoàn 9 Bộ Binh thuờng gọi những lần đi hành quân là đi "LỘI" . Lội đây có nghĩa là lặn lội và cũng có nghĩa là lội nuớc và lội śnh lầy kinh rạch sông ng̣i . Có nh́n h́nh ảnh những nguời lính hai tay với súng đạn ba lô giơ cao khỏi đầu trong khi trầm ḿnh băng ngang sông rạch trên đường hành quân truy diệt địch mới thấm thía cuộc đời "LỘI"của nguời lính . Nguời lính trong những lần về nghỉ ngơi ngắn ngủi ở hậu cứ hay những lần ghé ngang khu dân cu trên đuờng hành quân đă không có th́ giờ để thay bộ quân phục mới mà đă mang luôn bộ đồ trận c̣n dính màu phèn vàng uá vội vàng ra phố mua sắm vài thứ cần thiết hay ghé thăm gia đ́nh truớc khi trở lại đơn vị để tiếp tục lội . Những chiên binh lội này đă có lần được rời khỏi vùng LỘI để cùng với các đơn vị bạn tham chiến trên một địa h́nh khác lạ và không "LỘI" là An Lộc,nhung cũng đă hoàn thành nhiệm vụ với chiến thắng vẻ vang. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một ít tài liệu nói về Su Đoàn 9 Bộ Binh ở Mặt Trân An-Lộc năm 1972. Mời qúy chiến hữu và qúy vị cùng theo dơi:

...Trận chiến khốc liệt tại An Lộc, một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 kilometre vuông, nhưng mức độ tàn khốc của các cuộc giao tranh đă khiến cho nhiều kư giả quốc tế cho là gấp 10 lần Điện Biên Phủ đă thật sự khởi đầu từ ngày 7 tháng 4/1972.

Tất cả các cánh quân của hai sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt đều dồn về An Lộc. Công Trường 5 từ trên đánh xuống, Công Trường 9 và Công Trường B́nh Long ép hai mặt Tây Đông. Công Trường 7 vừa chận mặt Nam để lập các "chốt khóa" trên Quốc Lộ 13, vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu sát biên giới như căn cứ Katum, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn để cầm chân Sư Đoàn 25 Bộ Binh VNCH (Sư Đoàn 25 có trách nhiệm pḥng thủ ṿng đai tỉnh Tây Ninh để chận đường tiến của Cộng quân về Saigon theo ngă Quốc Lộ 1. Quân trú pḥng không "tăng" mà cũng không "pháo," phải đối đầu với một quân số gấp ba đến bốn lần với hàng trăm chiến xa và cả trung đoàn pháo đủ loại. Toàn bộ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Ḥa, gồm ba tiểu đoàn 5, 6 và 8 được gởi đến tăng viện. Toàn bộ Sư Đoàn 21 Bộ Binh cùng với Trung Đoàn 15 của Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ vùng śnh lầy miền Tây cũng được bốc lên Lai Khê.

... Sư Đoàn 21 Bộ Binh VNCH được tăng phái Trung Đoàn 15/9 (đọc là "Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9") và một tiểu đoàn Nhảy Dù, lănh nhiệm vụ khai thông Quốc Lộ 13. Nhưng đây quả là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà măi đến ngày 8 tháng 6 mới hoàn thành nổi.

... Đêm 22 rạng 23 tháng 4/1972, Cộng Sản Bắc Việt tung thêm 2 cánh quân, một đánh vào vùng trách nhiệm của Tiểu Đoàn 8 Dù ở cửa Nam An Lộc, và một cánh quân khác đánh vào Trung Đoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ Binh trên Quốc Lộ 13. Cánh quân đánh Tiểu Đoàn 8 Dù có 2 chiến xa T-54 và 2 chiếc BTR (cũng thiết giáp, nhưng sức nặng và hỏa lực đều nhẹ hơn xe tăng) yểm trợ. Lúc này, quân trú pḥng đă có loại súng bắn chiến xa mới mang tên XM202 từ M-72 biến cải, có thể bắn liên tiếp 4 phát, với sức nóng 3,600 độ Fahrenheit mỗi trái.

Tại mặt trận của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, cả 4 chiếc xe tăng của quân Bắc Việt đều bị cháy rụi. Bộ đội tùng thiết mất tinh thần và bị đánh bật trở ra. Không những thế, vị sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Đoàn 8 Dù c̣n liên lạc và hướng dẫn phi cơ AC-130 (có gắn đại bác 105 ly bắn theo sự hướng dẫn của radar) tiêu diệt luôn 5 chiến xa Bắc Việt khác đang chạy về phía đóng quân của Trung Đoàn 15 Bộ Binh VNCH

KHẮC PHỤC QUỐC LỘ 13 VÀ BẮT TAY VỚI AN LỘC

Trong những ngày đầu tháng 6/1972, các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa có nhiệm vụ giải tỏa Quốc Lộ 13 đă tích cực hoạt động. Trung Đoàn 33/21 (đọc là "Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh") và Trung Đoàn 15/9 (đọc là "Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9) cùng tiểu đoàn Nhảy Dù song song tiến lên, khởiđầu từ Xa Trạch. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bị tan nát từ ngày 21 tháng 4/1972 tại Đồi Gió, đă được tái bổ sung.

... Tướng Hồ Trung Hậu cho hay, Tiểu Đoàn 6 Dù đă làm ngạc nhiên tất cả các đơn vị bạn trong những trận đánh cuối cùng trước khi bắt tay quân pḥng thủ An Lộc. Trung Đoàn 15/9 và 33/21, những đơn vị kềm chặt Cộng quân để tiểu đoàn Nhảy Dù tiến lên, cũng cử những đơn vị đại diện đến bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc.

... Ngày Chủ nhật 11 tháng 6/1972, Tổng Thống Thiệu chuyển lời khen ngợi nồng nhiệt của ông đến Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu (tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh), và tất cả các đơn vị trưởng cùng toàn thể các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đă anh dũng chiến đấu bảo vệ thị xă An Lộc và khai thông Quốc Lộ 13.

... Sau cái bắt tay giữa hai tiểu đoàn Nhảy Dù vào ngày 8 tháng 6/1972 lực lượng trú pḥng tại An Lộc ḍ dẫm tiến lên mạn Bắc Quốc Lộ 13 và nới rộng thêm ṿng đai pḥng thủ. Ngày 12 tháng 6/1972 khi quốc kỳ Việt Nam Việt Nam Cộng Ḥa phất phới bay trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô Tuyến Việt Nam, "Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải tỏa."

Theo ta`i lie^.u cu?a  website: vietnam.ictglobal.net  (vietnam war: Tran chien An Loc 1972)

 

 

Enter supporting content here