HOME
HOI CUU QUAN NHAN
QUOC HAN 30 THANG 4
L- LAC & THONG-BAO/LINK
TIM THAN NHAN
THO-VAN HOI-KY

HỒI KƯ CHIẾN TRƯỜNG

                  

Mơ Giấc Đời Thường

 

HOÀI ZIANG DUY

 

Trong đời tôi có những giấc mơ bất chợt, không tưởng lại đến. Không là v́ hết, lại gặp.  Có bao giờ bạn tưởng được người tôi muốn nói đến là Hồ diệu Bang, lảnh tu ïđảng ngày nào của Trung Quốc. Tôi không bao giờ nghĩ đến ông ta, và cũng không hiểu sao ông xuất hiện, trong cơn mơ lạ kỳ nầy. Điều tôi có chút cảm t́nh với ông, qua việc sinh viên biểu t́nh ở Thiên An môn trước đây. Những giọt nước mắt thương tâm ở một người lănh đạo, trước thân xác những người trẻ tuổi chống áp bức, đ̣i hỏi dân chủ công bằng xă hội. Nhưng cũng chính những lời phát biểu, đứng về phía quyền đ̣i được làm người. Những giọt lệ chắc không muốn cho ai thấy, biểu lộ bề trong một con người thật, làm địa vị, sự nghiệp bị kéo xuống, cho đến cuối đời ông nhắm mắt.Tôi không hề quen biết ông ta. Tôi không có chút huyết thống nào để ràng buộc, bắt nhớ. Một giấc mơ đi qua. Ở đó không có hàng rào ngôn ngữ, địa vị, chủng tộc. Không chuẩn bị đo lường, gặp nhau từ tâm thức cuả một ngướ đang ngủ. Phải chăng ở không gian nầy, c̣n có hơi thở sống c̣n, là c̣n thấy những việc ngớ ngẩn không liệu trước.

Như buổi trưa nay ở xứ người. Hơn ba mươi năm sau, vẫn thấy được gần mười ngàn người dân. Đàn ông, đàn bà, con nít, gái thượng để ngực trần, bồng bế tả tơi gồng gánh cái gia tài cỏn con từ thành phố An Lộc, đổ dồn về hướng Chơn Thành, Lai Khê.

Bắt tay đơn vị bạn được rồi. Tiếng báo cáo qua máy truyền tin.  Cả tiểu đoàn  reo vui.. Hai mươi ngày chiến đấu ở một điểm dằng co. Cái khoảng chia cắt địch chen vào, đă diệt xong, ṿng đai An Lộc và đơn vị giải toả đă thông nhau. Hơn ba mươi ngày qua, chúng tôi một bộ đồ trận trên người, không tắm rửa.  Ở cánh rừng cao su nầy, cách thị xả trước mặt bảy trăm thước, sau trận đánh, đơn vị án ngữ cho đoàn người từ trong thành phố ra đi. Cả tháng qua, người dân sống trong không gian, thời gian chịu đựng, chỉ thâư tia chớp, chỉ nghe tiếng nổ như bài học nằm ḷng, thành phố bị địch vây phủ, hưởng chung đạn pháo với người lính trong cuộc.  Bây giờ trận địa tạm lắng, là lúc dân chúng thoát đi khỏi vùng giao tranh. Đi là rời xa, về hướng trước mặt, trên quốc lộ 13.  Người lính chúng tôi, chứng kiến cảnh nầy không sao dấu được cảm xúc bồi hồi.  Chiến trận vừa tạm lắng, liệu khoảng cách xa rời có c̣n là chốn yên thân ?

Thực vậy, không tưởng được. Họ là người dân miền Nam, thoát đi như kẻ nhận chịu, tài sản là những ǵ trên vai, tay xách. Gia đ́nh là người gần gũi ở một đoạn đường. Là cha, là mẹ, anh chị, trẻ thơ.  Chỉ riêng trên con đường vượt thoát về quận Chơn Thành, gần hai ngàn người ngả xuống. Máu đổ, xác người bỏ laị từ đạn pháo, từ phục kích cuả địch.  Giấc mơ cuả đường đi không đến cho mỗi phận người là như thế đó.

Hơn một năm trước, trên đất Kampuchia, buổi đầu tiên đổ xuống vùng địch chiếm đóng, khu vực người Việt bị “cáp duồn”. Lần đó cái cảm giác chủ động hào hùng hơn hoàn cảnh nầy. Lần đó có chúng tôi trực tiếp ở trận điạ với ngướ dân. Trực thăng vận đổ quân xuống ruộng đồng ngập nước. Trên không máy bay L 19 bay quầng, phát loa, rải truyền đơn kêu gọi người dân Việt chạy ra, có chúng tôi đến. Có súng nổ, có đạn pháo chống trả, nhưng tấm ḷng người lính miền Nam, cứu người Việt Nam, tinh thần dân tộc rỏ nét hơn ở cuộc chiến tham dư. Tại vùng 4 chiến thuật, sư đoàn 9BB đảm trách hành quân sang đất Kampuchia ( Bộ tư lệnh tiền phương, tiếp liệu đóng tại phi trường Châu đốc, 10 chiếc trực thăng chờ sẵn ứng chiến suốt ngày cho mặt trận ngoài lănh thổ Việt Nam). Các trung đoàn hành quân tấn công hậu cần lớn quân Bắc Việt trên đất ChùaTháp, giải toả vùng bị chiếm, mở màn cho giai đoạn Việt kiều hồi hương. Phương tiện bằng tàu, bằng máy bay chuyên chở, đưa dân về miền Nam định cư.     

Ở căn cứ Neak Luông, cách Nam Vang hơn 60 cây số. Trung đoàn 15 BB thay thế chiến đoàn B thủy quân lục chiến. H́nh ảnh cho đến bây giờ vẫn c̣n trong tôi mỗi lần nhắc đến.  Tại căn cứ hành quân bộ chỉ huy trung đoàn, năm chiếc trực thăng ứng trực dưới ánh nắng. Phía trong b́a rừng không xa, mấy cô gái Miên vận xarông, một tay ôm chiếu, một tay xách sô nước chờ sẵn.  Các cô gái bản xứ bán thân, mời gọi người lính, đổi lấy gạo xấy, thịt hộp lương khô, tiền bạc. Dưới đôi mắt cuả người sáng tác, tự dưng tôi có ư nghĩ so sánh. Hai h́nh ảnh ứng chiến hoàn toàn tương phản, trong một xă hội chiến tranh vừa mới đến.

 Hơn một năm hành quân trên đất Kampuchia. Biết bao điều tai nghe mắt thâư. Mỗi  ngày trên sông nước Cưủ Long , xác người xỏ  xâu thả trôi sông lều bều. Từ xa cứ thấy dáng nằm xấp là biết người nam, nằm ngưả là nữ.  Coi như sống sao chết vậy. Trên bộ, đi qua những vùng đất khoai ḿ mọc lên cao, lá xanh tươi tốt, ở dưới là mồ chôn tập thể những người dân Việt. Người dân Kampuchia không phân biệt đâu là người lính miền Bắc đi qua, để lại ân oán cho người dân Việt ở điạ phương lănh đủ sự trả thù tàn sát. Từ nỗi ám ảnh mồ chôn sống người ở Huế năm tết Mậu Thân chưa phai. Bấy giờ, nh́n mồ chôn tập thể đồng bào người Việt trên đất Kampuchia, mới thấy xác người Việt lưu vong trải đều theo vận nước đi xa.

Từ một giấc mơ không tưởng, bất chợt lại quay về một thời của năm tháng cũ. Chuyện đời. Có những điều tưởng như mơ mà là thực. Cái thực b́nh tâm, tỉnh táo thức, biết rỏ cay đắng năo ḷng. Hơn ba mươi năm qua, đâu ai nghĩ có một ngày chúng ta mất tất cả. Giấc mơ thực của một đời người đă dày ṿ nỗi ḷng người lính, người dân, kẻ ở lại, người lưu vong, ngậm nỗi đau thương cho đến ngày nhắm mắt. Hẳn là cho măi đến ngàn sau, thế hệ người dân nâỳ c̣n, là c̣n tiếng kêu bi thiết đánh động lương tâm.  Nghiệp quả cuả một dân tộc, một thế hệ phải trả?

             Cuối tháng tư năm 75 mất miền Nam, 9 ngày sau đó chúng tôi bị giữ lại khi theo lệnh tŕnh diện. Qua hàng rào kẽm gai, đứa con gái đầu ḷng mười tháng tuổi đă được đưa qua lổ vuông rào cho tôi bồng. Đó là buổi chiều đầu tiên gia đ́nh biết tin qua loa phóng thanh. Từ buổi đó tôi ra đi, chung cùng số phận với anh em, đồng đội, chuyển tiếp qua nhiều trại. Lần thăm nuôi đầu tiên một năm sau. Ở tốp người đi ra gặp gia đ́nh.  Có đứa bé gái hai tuổi, một ḿnh chập chửng đi vào, đối diện với tốp người ra nhận thăm nuôi. Không ai biết con của ai trong đồng bọn tù. Nó cầm tấm h́nh chụp chung với nội, quơ qua, quơ laị trước mặt. Khi nhận ra h́nh ba tôi, đoán là con ḿnh.  Tôi bồi hồi ẳm lên. Đứa bé nín thinh nhận chịu, không chút ngỡ ngàng. Mười lăm phút cho thăm nuôi, trên chiếc bàn dá ngồi đối diện, hai họng súng chực hờ, trước đôi mắt người vợ, trước đôi mắt trẻ thơ. Bài học nhân cách làm người tù binh. Lần đó c̣n có ba tôi. Một lần thôi và cũng là lần cuối cùng cha con gặp nhau.

Nhiều năm sau dài cơn mơi ṃn chờ đợi, ba tôi mất đi. Cái chết cuả ba thật buồn rầu tội nghiệp, khi chuyển qua hai, ba, bệnh viện ở Sài g̣n. Họ không nhận cấp cứu. Lúc th́ tại v́ không hộ khẩu, lúc th́ khác phừơng, khác tuyến, khác khu vực chữa trị. Nghe qua, nhớ đến năm đầu tiên mất miền Nam, anh em thương bệnh binh cũng bị trục xuất, dắt d́u ra đường chịu trận.  Ba tôi.  Người lính, người dân có khác ǵ. Chỉ c̣n tiếng thở dài, đành thôi. Ngày ba tôi mất, đêm đó ở nhà trại tôi nằm mơ thâư gia đ́nh. H́nh ảnh nầy thường nhật, tôi không nghĩ đến. Đă lâu rồi tôi tập quên đi. Mỗi khi có một thoáng hiện nào bắt nhớ, tôi đứng lên t́m quên, hay kiếm một cớ nào khác.  Sự bạc bẽo vô tâm ở chính ḿnh, là cách chaỵ trốn môí thương cảm gia đ́nh. Tôi sợ phải nghĩ đến h́nh ảnh cha tôi một thân một ḿnh. Tôi lo người vợ không biết làm ǵ sống, ngoài việc dạy học trước đây. Mối t́nh học tṛ từ thưở trung học rồi xong đại học mới cưới nhau, trong suốt bảy năm dài yêu thương. Tôi hiểu sự yêú đuối ở người vợ trẻ trước nghịch cảnh, đổi đời lớn lao nầy. Hoàn cảnh bên trong bị bưng bít, nên không ai hiểu người bên ngoài, cũng chịu đựng đau khổ như nhau.

Mỗi lần nghĩ đến t́nh thân.  Ở đó có yêu thương, kỹ niệm. Có lo lắng mọi điều, là lúc tôi thâư ḿnh không chịu đựng nỗi. Biết chắc một điều, không có ngày trở về, khộng có đời sống gia đ́nh như ngày cũ nữa. Th́ thôi, quên đi cho đau khổ khỏi hành hạ lấy ḿnh.

Mấy ngày sau có tin thăm nuôi.  Nghe báo, tôi linh tính có chuyện không hay. Chiếc áo vợ tôi mặc giống như trong mơ tôi đă thấy. Đi cùng là thằng bé mười ba mười bốn tuổi. Hỏi là ai vâỵ. Thằng Sơn con chị tôi, đi theo thăm cậu. Chỉ mới vài năm thôi, đầu óc tôi thế nào, không nhận ra thằng cháu, thường hay theo tôi trước đây mỗi lần về phép. Đứa con gái nhỏ thỏ thẻ hỏi lâu quá sao ba không về. Nghe con hỏi tủi buồn không biết trả lời sao. Tin ba tôi mất.. Điều tôi đoán, đă là chuyện thực. Biết có ngày nầy, tôi vẫn nghe ḷng ḿnh chùng xuống với nỗi đau.  Lúc nầy, mấy anh em tôi c̣n đang ở tù, tứ tán bắc nam, ba tôi không chờ gặp được đứa con nào.  Mọi sự bên ngoài một tay gia đ́nh chị tôi lo liệu.

Lúc nầy đang ở trại tù Xuyên Mộc. Trại chia làm 3 khu, theo thế tam giác ở giửa rừng mới khai phá, không có đường xe khách.  Chung quanh là vùng định cư người miền Bắc đưa vào. Xe bao đến đây ( loại xe chạy bằng than quạt lửa), phải ngủ lại cả người lẫn xe, hôm sau chờ thăm nuôi mới quay về. Bấy giờ tôi lao động trên bệnh xá. Chiều tối qua nghe tin, có nhờ tên tù h́nh sự an ninh cầm mền ra. Nghe vợ tôi kể đêm ở rừng lạnh quá. Hỏi ra, mới biết thay v́ đưa dùm, hắn ta đưa cho vợ hắn. Gặp nhau, mười lăm phút thăm hỏi chuyện nhà. An ủi nhau để có chút niềm tin mong manh, chứ biết đến bao giờ. Lúc chia tay, biết ngày mai ra sao, có sống c̣n gặp lại. Lần nào cũng vậy, lén lút qua vợ, qua con. Tôi gởi mấy bài thơ viết trong tù. Những gịng thơ đau thương nghiệt ngă, những cảm xúc rất thực ḷng. Trong nỗi sâu kín của tâm hồn, chỉ c̣n có thơ để vịn vào trang trăi, an ủi chính ḿnh.  Sau đó, về nhà vợ tôi chép lại từ mấy mảnh giấy vụn chi chít chữ, vào tập sách giữ ǵn.. Những bài thơ mà sau nâỳ đọc lại, nếu không sống trong hoàn cảnh nầy, chắc tôi cũng không làm được. 

Cùng ngày trở vào trại, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, công an trực goị tôi lên bệnh xá cấp cưú.  Bệnh nhân bị méo miệng, mắt mở lệch một bên. Tưởng ai, hoá ra anh chàng an ninh ban nảy. Thấy mặt nó, nhớ chuyện cái mền vừa rồi. Tôi đă bực. Nhưng lúc nầy trông hắn ta thật thảm, nước mắt nước miếng chảy ra há hốc, miệng không ngậm laị được.  Bệnh xá với hai chục giường bệnh, chia từng khu vực loại bệnh. Cách sắp xếp nầy cũng từ anh em chúng ta điều hành. Nói rỏ thêm một chút. Bệnh xá ở đây là bệnh xá mẫu để quay phim, hờ khi có phái đoàn quốc tế đến, nên tương đối sạch sẽ, sàn lót gạch bông, thuốc men được cung cấp, qua cục trại giam bộ nội vụ.  Ỡ trại nầy, Hồ hưũ Tường, Nguyễn mạnh Côn chết, Duyên Anh cũng bị tai tiếng từ đây.  Coi như ban ngày tôi ở bệnh xá, chiều tối trở về lán, chung rọ hoàn cảnh với anh em, cửa khóa kín hai ổ khóa. Từ  trước đến nay, mấy lần có tin phái đoàn quốc tế,  nhưng rồi cù cưa nhùng nhằng,  đâu đó nghe nói bị chận lại  ở phía ngoài, tôi chưa thâư phái đoàn nào được phép vào tận nơi đây cả.

Đă quen với nhiều ca cấp cưú. Tôi ngồi sau lưng hắn ta, châm kim đàng sau mấy huyệt Phong tŕ, Phong phủ, Giáp Xa, Bách hội. Chỉ hai phút sau, cạnh hàm trên co giật run lên, rồi hạ xuống, nghe tiếng chuyển động, miệng nó ngậm lại được. Tên cán bộ công an đứng đó theo dơi buột miệng “Địt mẹ, hay thiệt”Có khen ǵ đi nữa, khoảng cách ở người cai ngục và tù nhân c̣n đó, vẫn quanh quẩn ở tiếng chữi cuộc đời. Sau ngày ba tôi mất, tôi có niềm tin chuyện trở về. Cuộc đời như ṿng Parabol, khi đă xuống tận cùng, th́ sẽ cất lên. Thời gian ở bệnh xá, mấy nhân vật nằm bệnh ù điều trị lâu nhất tôi c̣n nhớ như Nguyễn văn Bốn, sư đoàn 22, bệnh cổ trướng. Nguyễn văn Thành sư đoàn 21 bệnh hở van tim, Giang văn Bé tiểu khu Phước Tuy bệnh xuyển. Đặc biệt có ông thầy Ngă Sáu, (tội h́nh sự, nhưng nằm điều trị chung một bệnh xá). Lúc có bệnh nặng cần chuyển, nhưng không được chấp thuận.  Anh em nhờ ông viết ít chữ bùa để dưới gối nằm người bệnh, là hôm sau bệnh nhân được chuyển đi bệnh viện. Tôi không biết làm sao giải thích chuyện nầy. Một lần để thử ông ta. Anh Lang người làm chung trên bệnh xá hỏi ông ta về đưá con trai. Tôi thấy ông bảo chờ chút. Ông nhắm mắt gỏ vào vách, che tai lại nghe. Một lát ông kể lại đoạn đường vượt biên sóng nước ra sao, như thể ông ta đi chung trong cuộc. Tôi keó anh Lang ra hỏi riêng. Đúng không? Anh Lang nói đúng như thằng nhỏ vượt biên gởi thư về kể cho vợ anh ta.  Tới phiên tôi. Tôi hỏi về chị tôi, và nơi chôn cất ba tôi. Mỗi lần vậy. Ông ta bảo chờ một chút. Đưa tay gỏ vào vách ván cụp cụp, áp tai vào nghe. Ông mô tả nhà chị tôi ở hẽm, trước cửa nhà ra làm sao, mộ ba tôi chôn vị trí như thế nào. Tôi thấy ông nói đúng, kể cả mộ ba tôi sau nầy khi về tôi mới biết.  Một xă trưởng ở Tân Trụ, Long An. Ông là người tù chính trị, chống chính quyền, có án đưa từ Chí Hoà lên, bị tra tấn lúc ở các trại giam trước, hay bí tiểu. Ông nói với tôi, chú về chắc tôi chết quá, không c̣n ai để trị bệnh.  Ở đây không có thuốc men.  Cách vài ngày phải nhờ chú.  Nói xong, giọng ngào nghẹn, bất chợt ông qùi xuống, nước mắt chảy ra. Ông khóc. Hành động bất ngờ làm tôi ngỡ ngàng.  Tôi cũng không ngờ tấm ḷng ông đối với tôi. Ông dặn ḍ.  Chú về ghé qua nhà tôi, tôi c̣n đứa cháu chưa có gia đ́nh, giỏi lắm.  Nhà có ruộng vườn sẵn hết, khá lắm. Tôi muốn gả nó đền ơn cho chú. Tôi nhắn về trước.  Tôi cười trừ. Thôi  chú, tôi có vợ rồi.  Chú cười gượng. Có sao đâu, tôi có tới ba bà lận mà.

Một năm sau ngày ba tôi mất, tôi có giấy tạm tha.  Qua cổng trại, quay đầu ngó laị. Tôi thâư đôi mắt cuả Nguyễn văn Thắng, người bạn tù ăn cơm chung nh́n theo thật buồn, tuyệt vọng. Nó ám ảnh tôi dai dẵng về sau, mỗi lần nghĩ đến.  Tôi cũng không có dịp t́m đến nhà ở Tân Trụ như chú gởi gấm. Mấy tháng sau hỏi thăm nghe tin chú mất ở bệnh xá, ḷng thấy bùi ngùi thương nhớ anh em c̣n trong cảnh ngộ. Đă lâu. Không hiểu sao tự dưng đêm nâỳ, tôi lại nhớ câu chuyện về chú.  Tha lỗi cho tôi ghi lại h́nh ảnh và mấy gịng muộn màng nầy.

Ngày về thăm mộ cha tôi. Giọt giọt nước mắt cho lần hạnh ngộ.  Ở dưới mộ sâu, ba nằm đó.  Từ buổi trưa ra đi, chỉ một lần duy nhất gặp lại ở kỳ thăm nuôi. Tôi biết ba tôi cũng buồn nhiều lắm. Hoàn cảnh rối ren lúc bấy giờ, ba nói ba già rồi, con có đi th́ cứ đi, ba ở lại. Cũng v́ nắm níu t́nh cha con, không nỡ bỏ ba một ḿnh, tôi ở lại.  Được ǵ?   Có được đâu sự gần gủi nào. Chỉ có năm dài trong cảnh tù đày khốn khổ, cho đến ngày ba nhắm mắt, không gặp.  Thời gian cầm bằng như không, một thời tuổi trẻ chôn vùi, vợ con chung cùng một hoàn cảnh chịu đưng.

Đứng ở bên mộ, tôi nghĩ đến hoàn cảnh thân phận ḿnh bây giờ mà thấy chua xót quá. Tất cả đều đổi thay xa lạ, chính ḿnh mang lấy mặc cảm, không muốn nói, nh́n tới ai. Suốt mấy năm dài bị theo dơi ŕnh rập báo cáo, tạo cho ḿnh mối nghi kỵ ở người chung quanh. Bây giờ trở ra cuộc đời rộng lớn hơn, cảm thấy ḿnh lớ ngớ trước ngôn ngữ danh từ thường nhật không giống ai, cầm bằng sự thua thiệt cười buồn.  Hôm nay ở đây, ngày mai về quê nhà, nơi khai báo địa chỉ cư trú quản chế. Liệu tôi có thời gian đi đứng được tự do chút nào? Đó là lư do tôi lưu luyến ở Sài g̣n đến hai ngày, thay v́ về thẳng, bỏ mặc vấn đề an ninh đe dọa từ chổ thả. Ba năm sau nghiă trang Phú thọ Hoà giải toả.  Lư do nhà nước cần lấy đất . Tất cả đều chịu chung số phận mồ mă, hài cốt bốc lên, trong đó có ba tôi (dù là đất chôn mua vĩnh viễn).

Đâu ai nghĩ chúng ta mất tất cả, điạ vị, nhân cách làm người trên đất nước ḿnh sanh ra, hành xử trong cuộc sống để rồi tản lạc khắp nơi t́m tự do. Chuyện đời thật t́nh cái ǵ cũng có thể xảy ra. Oái oăm trong mơ tôi gặp người thất sủng Hồ diệu Bang.  Tôi c̣n nhớ trong trại cải tạo, cán bộ lên lớp dạy cho chúng tôi niềm kiêu hảnh là, đồng chí Lê Nin là người Việt Nam, v́ ông ta họ Lê, tên Nin. Bây giờ trong mơ qua câu chuyện, lại thấy ông nhận ḿnh là người Việt Nam lưu lạc ở đất Tàu. 

Năm xưa, trên đất nước Kam puchia, chúng tôi đến đưa người dân Việt về nước. Hai mươi năm sau chúng tôi sống lại đời sống di dân.  Đâu ai nghĩ. Cái ṿng tṛn xoay định mệnh không hẹn lại đến. Bây giờ, ở đất nước không là cuả riêng ai. Cứ quên ḿnh là ai, để không thấy lạc lơng thân phận con người. Nghĩ  là vậy, nhưng không dễ vậy. Đôi khi vẫn nghe chua chát ngậm ngùi. Ở một quốc gia có quá nhiều sắc dân chủng tộc. Chúng ta sống trôi theo một luồng sóng mênh mông. Ở đó có ham huống đua đ̣i theo tới. Ở đó có định mệnh đẩy đưa, không c̣n chọn lựa nào khác. Ở hai bờ vực, ở hai bờ đại dương trong cuộc sống. Người đi thương về chốn cũ.  Kẻ ở lại, mang tâm trạng nuối tiếc. 

Ở quê nhà anh và tôi là kẻ đứng bên lề. C̣n chốn nầy sự kỳ thị không nói ra, vẫn là một giai cấp thứ bậc trong xă hội. Điều cảm nhận nầy, chính thế hệ chúng ta, những người bỏ nước ra đi bị dị ứng và chiụ đựng nhiều nhất.  Bạn tôi ơi, hiểu dùm. Không có chổ quay về, khác ǵ như người không thể ra đi. Cảnh ngộ có khác, vẫn chung cùng một thân phận là người mất nước.

Sống, đâu phải giản đơn trong ư nghĩ sống chỉ có ḿnh. C̣n nhớ, mới đây cô bạn người Đại Hàn trong sở khoe, nước họ ở vùng quê, hiện giờ rất nhiều cô gái Việt Nam. Tôi hiểu dụng tâm, muốn nói chuyện mua gái, bán buôn người ḿnh. Nghe qua, không phải là người thân, không có t́nh ruột thịt, dù ở Bắc hay Nam, miền  Trung, miền Tây,  thành thị hay thôn quê, không quen biết, vẫn thấy hổ thẹn chính ḿnh. Tôi nói chuyện nâỳ chỉ xảy ra, sau ngày mất miền Nam. Thời chúng tôi không có kế hoạch, dịch vụ buôn người lao động. Cô bạn nghe qua, như người khác tin hay không khó mà biết được. Bởi hàng loạt mai mối mua gái, bán nhau qua lại, là một phong trào ở Đài loan, Mă lai, Đại hàn trên xác thân  dân tộc Việt .

Người trong nước chủ xướng có tiền không thấy đau, nhưng người Việt lưu vong lại nhục dùm cái t́nh yêu tổ quốc. Cô gái Miên ngày nào cầm chiếu sẵn sàng đỗi chác xác thịt riêng rẽ, ven cạnh b́a rừng, đằng xa mấy chiếc trực thăng ở căn cứ Neak Luông, chắc vẫn không có khă năng son phấn bán ḿnh đi xa như vâỵ. Cô ta chỉ thấy cây rừng bao phủ ḍm ngó. Ở đó có đất trời, có lạc hậu với hoa đồng cỏ nội, có sung sướng, có đau khổ, có hy sinh cho ai v́ một lư do nào đó, vẫn là sự mặc cả x̣ng phẳng giữa một cá nhân, tiền trao cháo múc.  Cái h́nh ảnh vương vấn năm xưa người lính nào cũng thâư, thấy để mà thâư trên đất nước chính họ. H́nh ảnh mà mấy chục năm qua, tôi vẫn c̣n nhớ để so lại bây giờ. Nó không là tiếng kêu bi thiết, bị gạt gẫm bỏ rơi. Nó không là biểu tượng để đánh giá một dân tộc trong thời chiến.

C̣n bây giờ chúng tôi bỏ nước ra đi, từ cái giá phải trả xong, vẫn chưa yên.  Người khác vẫn nh́n màu da tôi, cho về một phía. Khác chăng ở hoàn cảnh và định vị nơi chốn. Có nói thêm cũng không mấy người chịu hiểu. Đứa con gái ngày nào ẵm bồng qua lổ vuông rào. Bây giờ đă làm mẹ, không thấy xót xa oán trách về một thời ấu thơ khốn khổ, đi theo mẹ thăm nuôi cha qua nhiều trại tù. Tuổi trẻ lớn lên sống với tấm ḷng vị tha nhân ái làm người, đâu có nỗi đau đeo đẳng của người trong cuộc.Thời gian có đẩy lùi quá khứ đi xa, vẫn không xô ngả nổi một giai đoạn lịch sử, có hai miền đất nước. Có che dấu thân phận thế nào đi nữa, thực tế dấu tích vẫn c̣n đó. Bởi, nếu không có sự thể ngày trước, th́ đă không có ngày hôm nay.

Giấc mơ nào rồi cũng qua đi.  Cuộc đời như một ḍng sông xuôi chảy. T́nh yêu, t́nh người có như cát bồi che lấp rồi cũng thản nhiên thôi. Trong em và tôi. Phải chăng, giấc b́nh yên là không có cơn mơ nào trong đời sống thực.

 

                                                 HOÀI ZIANG DUY

 

CHIA NỬA VẦNG TRĂNG

 

Hoài-Ziang-Duy

 

(Trích đoạn hồi kư về cuộc tăng viện của Sư-Đoàn 9 Bộ Binh trong cuộc chiến giải toả B́nh Long An-Lộc 1972)

 

           

 

            ... Pháo địch, hỏa tiển 122 ly. Pháo binh ta 105, 155 ly bắn suốt ngày đêm. Oanh tạc cơ từ đệ thất hạm đội bay vào yểm trợ. Máy bay B52 thả bom quanh điểm ngủ.  Trời đất chung quanh vang vọng tiếng ầm ́.Tôi c̣n nhớ cảm giác đầu tiên khi tăng T54 xuất hiện. Đơn vị thiết giáp theo chúng tôi là Thiết đoàn 9 thuộc sư đoàn 21, thay v́ Thiết đoàn 2 của sư đoàn 9 ( ở lại mặt trận miền Tây) . Khi chạm trán với loại chiến xa nầy. Cả thiết đoàn M113 biết ḿnh không phải là đối thủ, tự động rút lui bỏ rơi trung đoàn bộ binh ngay. Chỉ c̣n một chiếc xe duy nhất, trên đo có trung đoàn trưởng Hồ ngọc Cẩn. Ông xuống xe lội bộ vào tuyến pḥng thủ của đơn vị, đi theo chỉ huy hành quân cho đến ngày cuối. Bắt đầu, địch pháo dập vào điểm đóng quân.. Xe tăng tràn vào, bộ đội chính qui đi sau tăng. Có thể địch không có khă năng điều chỉnh phối hợp giữa pháo và lực lượng xe tăng bộ đội. Nên lúc xe tăng địch tràn lên là lúc pháo ngưng. Cơ hôị là đó. Khi xe tăng địch tràn cán qua một mặt tuyến pḥng thủ của đại đội Trinh sát 15.  Thảm cảnh thật sự hỗn loạn. Phản ứng sinh tồn của mỗi con người bừng dậy. Xe tăng địch bừa qua pḥng tuyến lọt vào giữa. Tiếng hô bắn dây xích, bắn bên hông tăng vang dội. Lúc bấy giờ, nhờ vào địa thế rừng cây. Anh em bám theo từng gốc cây cao su xử dụng M72 và hỏa tiễn bốn ṇng. Loại hỏa tiễn tiển nầy, người lính có thể bắn từng phát một hay cùng một lúc bốn phát. Một khối lửa bung thẳng ra. Xe tăng địch trúng đạn.. Một chiếc rồi hai chiếc bốc cháy. Tiếng mừng, tiếng la phấn khởi.. Địch co xuống tứ tán rối loạn.  Máy bay cùng lúc bay vào oanh kích yểm trợ. Mở màn cho ngày đầu tiên chạm lớn từ đây. Và cứ như thế trong một ngày, như mỗi ngày, thời gian ngưng tiếng bom lâu nhất là năm phút. Cứ tưởng từ vị trí nầy chạy sang vị trí khác, lúc phi cơ vừa chúi xuống. Tiếng nổ, tiếng cây cao su xô ngă rào rào rồi ầm ầm. Những cụm khói bốc lên.  Chạy qua điểm quay đầu nh́n lại như một bức tranh toàn cảnh.  Cái cảm giác hào hùng đẹp biết bao.

            Trong những ngày chịu đựng như thế. Cơ may, tôi gặp người phóng viên của đài tiếng nói quân đội, đúng là cái duyên văn nghệ, không hẹn mà gặp. Anh nói anh chỉ có một buổi xuống chiến trường và cùng dịp quay về Sàig̣n ngay, nếu không là không biết ngày nào. Cánh thư tôi viết vội, viết trần trụi không phong b́, gởi về Sàig̣n cho người vợ mới cưới. Anh nói. Có địa chỉ là tôi chuyển được. Anh chụp cho tôi hai tấm ảnh. đứng ở b́a rừng. Chuyện qua tưởng như quên. Nhưng không, anh đă làm tṛn chức năng cho người trong cuộc. Anh chuyển đến nhà cánh thư tay và h́nh ảnh. Tôi nghĩ. Trong thâm tâm anh, người ở thành phố. Chuyện giúp người ở tuyến đầu, như một chia sẻ và nếu như phải, h́nh ảnh nầy đây cho lần cuối của người đi không trở lại.    

            Chúng tôi Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 BB từ Tân Khai đánh lên. Kế hoạch thay đổi  sau hai lần máy bay đổ tiểu đoàn 3/15 vào thẳng thành phố An Lộc. Đến điểm nhưng  trực thăng không chịu hạ xuống. Lư do  đổ xuống, nhưng không cất lên kịp trước rừng pháo pḥng không chào đón.. Nhớ ngày đầu tiên tại phi trường Lai Khê. Năm giờ sáng theo lệnh hành quân, chúng tôi sẵn sàng ở bải. Tôi đại đội một xuống trước, đại đội hai xuống sau, nhưng bốc cùng một lúc với hai mươi bốn chiếc trực thăng. Tôi ngạc nhiên khi thấy đại tá Trang, của quân đoàn 3 có mặt sẵn đó. Ông nắm tay tôi bùi ngùi. Qua tin tưởng ở em. Nhiệm vụ của em là xuống trước, mọi cách phải tŕnh diện tướng Hưng, báo là quân tăng viện đến, để trong đó vững ḷng. Chưa đo lường được mức độ giao tranh. Nhưng nh́n quân số đơn vị tham chiến đang bị kẹt. Nh́n phóng đồ chi tiết thành phố, chi chít chỗ ta và địch. Tôi hiểu những cam go chờ sẵn.

            Nghe những lời ông nói tôi cảm động. Hồi đó c̣n trẻ, có những điều không nghĩ tới. Hơn mấy chục năm sau ngẫm lại. Tôi mới ngộ một điều. Đă mấy lần ông nói lời tiễn biệt cho người đi không về. Từ những hiểm nguy cầm chắc trước mặt, hay chính ḷng từ tâm nói với người đi thay ḿnh. Đơn vị lúc nầy với tôi, Châu, Ḱnh, Quyên, Phán, (Phán chết trận nầy) . Chúng tôi hứa hẹn chắc ḷng. Nh́n những khuôn mặt người lính lặng lẽ, b́nh thản. Họ ngồi rải ra trên đường phi đạo, trên cái nón sắt hay tựa ḿnh vào balô. Họ nghĩ ǵ hay không nghĩ ǵ khác ngoài sự chờ đợi theo lệnh. Aùnh trăng chếch trên cao. Chỉ có bóng người một màu lạnh lẽo, nhưng thật b́nh tâm.  Đại đội tôi quân số tham chiến chín mươi bốn người sẽ xuống trước, kế tiếp Đại đội 2.  Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay xà nhanh theo đường quốc lộ 13 để tránh tầm pháo. Chúng tôi chuẩn bị nhảy khi thấy mái ngói nhà. Đạn  pḥng không nổ chập chùng ở dưới. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên cao đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn. Máy liên lạc. Không xuống được. Các anh xuống được. Nhưng trực thăng không cất lên kịp được. Chỉ làm mồi cho pháo. Cho đến phút nầy tôi mới nhận ra viên phi công trước tôi là Thành, bạn cùng trường. Mầy hả Thành. Ừ th́ là tao. Bạn hữu đă lâu, bất ngờ gặp. Nhưng lúc nầy chỉ biết cười trừ, hồn ai nấy giữ.

            Lần thứ hai, máy bay Mỹ, phi hành đoàn Mỹ. Lập lại. Cũng thế thôi. Không quân làm nhiệm vụ của họ. Chúng tôi chỉ như thiên lôi. Cuối cùng kế hoạch hành quân đổi, không  xuống được thành phố làm tuyến thủ, th́ làm mũi tiến công. Đơn vị xuống phía nam An Lộc mười ba cây số. Nghe lệnh mới. Tôi đâm lo, thà vào trong nằm yên ổn, hơn là đối mặt theo t́nh h́nh bây giờ. Thế rồi đổ xuống, tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ. Giá nào cũng phải tiến tới. Hệ thống truyền tin đôi khi lọt vào tần số tiếng Trung Quốc. Cho đến lúc địch phát hiện, khi hệ thống dây điện thoại của họ vô t́nh bị ta phá hủy. Cuộc bao vây đối đầu diễn ra. Chúng tôi tiến quân cả ba tiểu đoàn, một đại đội trinh sát bảo vệ bộ chỉ huy trung đoàn. Để vững chắc không bể tuyến, đơn vị theo h́nh thức nấc thang, một tiểu đoàn thủ, hai tiểu đoàn tiến. Trận chiến gay go, hầm hố cá nhân, phải đào nhiều lần trong ngày theo thế công. Đất đỏ cứng, khó đào, xẻng cuốc cá nhân vừa đủ. Người đệ tử nhỏ bên tôi. Huỳnh văn Sâm, mười tám tuổi, người miền nam, dân Sàig̣n, ốm yếu nhỏ con, nhưng gan dạ. Nửa đêm Sâm đưa cho tôi biđong nước. Tôi nhớ khuôn mặt non choẹt hồi trưa đào mấy lần hố, nhễ nhại mồ hôi, rừng kín bưng không gió. Sâm và lính mang máy truyền tin khát khô cả họng. Tôi hỏi. Ở đâu vây? Của tui. Sao hồi chiều mầy không uống. Uống sợ tụi nó thấy, tụi nó xin, tui để dành cho ông. Tôi nh́n lấy Sâm, người ha sĩ trẻ. Tự dưng ḷng tôi nao nao. Một bi đong, mấy giọt nước ở thời điểm nầy. Cái t́nh người ở đó. Biết quên thân ḿnh nghĩ đến người khác. Tôi có đáng để người lính hy sinh cho ḿnh vậy không. Tôi nói. Thôi th́ uống chung nghe. Tôi chỉ sợ cho Sâm, sợ đôi chân mày quá dợt của nó là một tướng yểu.  Ngày sau đó, xe T54 địch tràn vào. Sâm bị thương. Tôi cho hai người lính, thẩy Sâm lên thiết giáp cùng với thương binh. Trên đường đi, xe bị phục kích, Sâm lọt xuống đường, tay quấn băng, chân c̣n chạy được, bươn đường rừng về Lai Khê. Đó là lần tản thương duy nhất bằng đường bộ, để rồi sau nầy không c̣n cơ hội nữa.

Cho đến lúc gần thành phố . Cuộc giằng co trở nên khốc liệt hơn. Lúc bấy giờ tiểu đoàn 6 Dù sau khi bị thiệt hại nặng ở Đồi gió, tái trang bị bổ sung quân số, tăng phái cho chiến đoàn 15 Sư đoàn 9 BB, tiến quân một cánh khác vào mục tiêu.  Đây Sa Cam, Sa Cát. Địch và ta cận kề. Cổng ṭa hành chánh An Lộc nh́n thấy nếu đứng trên đường quốc lộ.  Tiểu đoàn 3 chúng tôi, chỉ c̣n cách tiểu đoàn 8 Dù bảy trăm thước. Địch chen vào giữa chận đứng. Hai tiểu đoàn chưa bắt tay được. Cuộc chiến dừng lại ở đây gần hai chục ngày

            Trong những ngày nầy, tiếp tế thực phẩm, đạn dược chỉ nhờ vào phi cơ thả dù, lọt vào tuyến trong của ta. Rơi bên ngoài địch lấy. Chưa nhận được, phi cơ tiếp tục thả nữa. Từng  bành kiện hàng lớn, từ trên cao dù  trắng nhỏ, lưng chừng rồi dù lớn bung ra chịu bớt lực rơi nhanh. Nhưng xuống thấp, chạm trên đầu cây rừng cao su, ầm ́ cây cối ngả đổ, đủ sức làm hầm sập. Đêm, chờ lúc thuận tiện ṃ mẫm dẫn lính với cuốc, xẽng, cắt dây niền, khui ra, có hôm th́ gạo sấy, có hôm chỉ toàn đồ hộp ăn, hay thuốc men cho quân y.  Lệnh tâp trung, điều quân coi như báo điểm hẹn rồi một, hai, ba từ hầm pḥng thủ cá nhân phóng lên. Pháo địch nghe riết rồi quen, nghe tiếng hú, tiếng rít dài là biết đạn sẽ nổ hay qua khỏi đầu. Giờ nầy đây chiến lợi phẩm không cần phải chuyển về. Quan trọng hơn hết là sinh mệnh những người c̣n lại, tiến công về phía trước, bằng mọi giá thế thôi. 

Một ngày ở tháng sáu. .Hành quân bung rộng tuyến pḥng thủ, ở một phía rừng bên kia đồi. Một vận tăi cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một phi cơ trực thăng Việt Nam t́m thấy hôm sau, cũng gần khu vực trên. Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi ở những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về trước, hai càn trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thỏng, xác khô rũ. Phụ xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đă lâu, khô că, không c̣n mùi. Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong ḷng máy bay, qua quần áo phù hiệu sư đoàn 5BB..Trong đó một xác người c̣n máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn, và mấy thước phim, loại phim nồi của điện ảnh. Chiều đó tôi được biết một trong hai viên phi công, là thiếu úy con của một bộ trưởng phủ tổng thống. Lệnh từ Sài g̣n yêu cầu Trung đoàn giúp đở đưa xác nạn nhân ra. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên B́nh. Sau nầy tôi mới biết là Nguyễn ngọc B́nh phóng viên điện ảnh.

Trận tiến quân giành nhau năm mười thước đất, tấn lên dạt xuống. Địch chiếm thủ, ta công phá vào ṿng đai An Lộc. Ngày ta tiến công. Đêm xe tăng địch tràn vào. Cho đến ngày chúng tôi được trang bị loại ra đa mới, mang xuống từ viên trung ta ùMỹ thay thế viên cố vấn bị thương. Lúc nầy đây oanh kích không cần hướng dẫn như thường lệ. Máy rada được đặt theo chu vi pḥng tuyến. Loại bom tinh khôn nhận biết từ những tia laser phát sóng chỉ điểm vị trí pḥng thủ, đơn vị bạn. Chúng tôi được báo, bom sẽ trút xuống tiếp cận ba mươi thước.  Lần đầu tiên bom được ném gần, ném sát như vậy. Hoàn toàn khác với qui định an toàn về khoảng cách.

            Đêm đó. Một loạt hàng dăy tiếng nổ từ máy bay oanh kích thả xuống. Aùnh sáng ḷe lên trước mắt như những khối chớp bật lên không ngừng. Địa thế đất rung rinh, hầm rung rinh, tưởng như ḿnh cùng chung số phận ở đợt bom vừa thả xuống.. Từng đợt bom nổ sát ṿng tuyến đánh trải ra từng lớp một. Một mặt, đại bác bắn trực xa, loại đạn tầm nhiệtï từ máy bay C130 bắn xuống.  Am thanh từ trên đưa xuống, nghe như tiếng trống. Tốc tốc rồi tùng tùng. Đó là lúc máy bay săn đuổi xe tăng địch.

 Đợt oanh kích tiếp cận vừa dứt, lệnh xung phong đồng loạt tràn lên. Địch bị ép hai đầu. Cho tới sáng tiểu đoàn 3/ 15 / SĐ9 BB và tiểu đoàn Dù bắt tay.  Gương mặt người lính rạng rở. Sau bao ngày chịu đựng, chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ nối liền trong ngoài thành phố An lộc.

            Bốn tháng sau, ở chiến trường miền Tây. Tôi đă cầm bút viết lại trận đánh nầy, trận đánh với quân số hai bên tham chiến đông đảo nhất trong chiến tranh Việt Nam. Không viết bằng bút hiệu của tôi, không gởi đâu để lấy tiền nhuận bút. Tôi viết cho đơn vị. Đại tá Hồ ngọc Cẩn kư tên, trong tập sách B́nh Long Anh Dũng do Bộ Tổng tham Mưu in ấn.  Đó là buổi chiều, tôi được chỉ định tiếp người lính không mang cấp bậc từ ban quân sử, hay báo chí Bộ TTM.ǵ đó, để thực hiện đề tài nầy. Anh ta tưởng tôi là sĩ quan chiến tranh chánh trị. Tôi nói không phải. Tôi đang trực hành quân. Chúng tôi không có th́ giờ chuyện văn. Anh ta ngủ lại đêm chờ. C̣n tôi chỉ cần biết hôm sau giao bài. Dĩ nhiên mọi đ̣i hỏi ở tôi điều được thỏa măn nhanh chóng, những dữ kiện như bản đồ hành quân, phóng đồ đơn vị tham chiến trú đóng, những chi tiết để chính xác địa danh, tọa độ. Cho đến gần sáng, tôi hoàn tất. Cho đánh máy lại. Trung đoàn trưởng kư tên. Thế là xong. Anh bắt tay tôi từ giă. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm. Cơ hội nầy thúc ép tôi viết xong.  Khác ǵ niềm vui sau ngày giải tỏa, từng đoàn người Việt, người Thượng, trẻ già trai gái bồng bế, từ thành phố tràn xuống thoát ra xuôi trên quốc lộ. Con đường vượt thoát, bỏ tất cả ra đi sau bao ngày chịu trận. Nhưng với tôi đó là ngày trở về một nơi thanh b́nh khác.

            Sau nầy cầm lấy quyển sách B́nh Long Anh Dũng trên tay, đọc lại tôi thấy ngỡ ngàng với biết bao cắt xén. Người ta không muốn chúng tôi nói thật, những đóng góp xứng đáng của đơn vị, những chiến công là thật để mở đường vào thành phố An Lộc. Chiến tranh là có chính trị, chính trị đối đầu với địch, chính trị với cả phe ta chọn lựa dàn dựng.. Như có một sự e dè sắp xếp nào đó không hiểu được. Người viết ngồi ở phía sau an lành, viết phóng sự từ lời kể lại, tưởng tượng thêm thắt, không thấy được xương máu đổ xuống, hy sinh ngă xuống, của những con người hiến thân cho tổ quốc. Họ muốn thêm, bớt tô son cho đơn vị, ca ngợi thổi phồng cho ai th́ tùy. Qua rồi một cuộc chiến. Thử đặt một tác dụng ngược. Tạo ra những huyền thoại cho một binh chủng, khác nào nói với kẻ đối đầu, quân lực ta là đây, chỉ duy nhất có đơn vị nầy. Điều sai lầm nữa là. Ở chiến lược quốc pḥng, đă không đặt nặng, trang bị đúng mức cho lực lượng lănh thổ, giữ làng giữ đất, hay người lính nghĩa quân, căn bản từ hạ tầng hành quân b́nh định. Tạo một sự cách biệt mất tự tin, và tiểu khu luôn đ̣i hỏi đơn vị chủ lực đánh thay trên phần đất ḿnh, để đơn vị nhà không bị thiệt hại. Đem quân chủ lực đi đánh đều khắp, chẳng khác nào chỉ sử dụng một lực nhỏ ở đầu mà bỏ đi phần hạ bộ. Thần thánh hóa một đơn vị nào đó. Chỉ gây thêm đố kỵ, tạo cách biệt, cân phân một trọng lượng chung. Điều phải nh́n thấy là. Đă là lính tác chiến, người lính nào cũng vậy. Chúng tôi là những con người không phân biệt màu da, đơn vị, binh chủng. Đánh giặc, chịu chơi, chơi hết ḿnh.  Sống, đơn thuần một hành động chiến đấu, bảo vệ sự sinh tồn cho miền Nam Việt Nam.

            Ngày đơn vị trở về miền Tây, tiểu đoàn chúng tôi rút ra sau cùng. Kế hoạch nhảy bắc Lộc Ninh hủy bỏ. Hơn bốn mươi ngày quần áo bám chặc màu đất đỏ. Chưa bao giờ có một cuộc đón rước tưng bừng như vậy. Dân chúng hai bên đường, từ cầu bắc MỹThuận tới tỉnh lỵ Sa đéc. Đoàn xe chạy thẳng đến địa điểm. Chúng tôi chỉ được báo trong chốc lát. Buổi lễ choàng ṿng hoa chiến thắng tổ chức tại ṭa hành chánh tỉnh. Những tà áo dài trắng của các em nữ sinh trung học, của nhân viên hành chánh các ngành, dân chúng đông đảo reo vui. Tôi không có ai chốn nầy. Hầu hết hơn ba mươi anh em sĩ quan tiểu đoàn tứ tán tập họp về đây, không gốc, con mồ côi, không dù lộng để che. Ai cũng như ai. Chính v́ vậy, t́nh nghĩa anh em sống rất thực ḷng.  Điều ngoài dự tưởng. Tôi cũng có người chờ đợi ngóng trông. Người đàn bà đón nh́n mặt tôi là mẹ Được, người sĩ quan trước ở đơn vị, bị thương bốc về trước. Bà khóc và ôm lấy tôi. Thấy con về được là mừng rồi, d́ nghe nói chết nhiều quá, không tản thương được. D́ đi coi và chờ gặp con. T́nh cảnh ngày hôm đó, bây giờ đây hơn ba chục năm qua. Tôi bồi hồi, nó như đánh thức khơi dậy một t́nh cảm riêng tư sâu kín, bỏ quên lấy bản thân ḿnh. Trước mắt là đồng đội, là người lính, là mệnh lệnh, là chiến trường hung hiểm. Chúng tôi sống chai ĺ và không muốn ai nh́n thấy t́nh căm của chính ḿnh. Tưởng tượng ở niềm vui bao quanh. Bất ngờ đẩy tôi vào hoàn cảnh nầy, để thấy ḿnh không lẻ loi. Ṿng hoa chiến thắng với mấy cô gái trẻ, là niềm vui yêu thương cho một hoạt cảnh, nhưng với D́, ở đó c̣n có một tấm ḷng nhân ái, một t́nh thân.

            Ngay chiều đó trên chiếc xe Jeep diễn hành. Tôi mới biết trung úy Minh là người cùng quê. Thực t́nh tôi không biết anh trước đây. Trong mặt trận chúng tôi không có dịp gần gũi. Anh được bổ sung thay thế Đại đội trưởng đại đội 4 bị thương, ở những ngày sắp chuyển quân về. Dáng người anh không cao lắm, có bề ngang, và điều đáng nhớ là râu quai nón. Giọng anh hiền ḥa. Anh hẹn lần về phép tới, cả hai thằng về chung một chuyến cho vui. Tôi cũng mong vậy. Tôi kể Minh nghe lần đầu tiên cả ba tiểu đoàn, đại đội trinh sát về một lúc, chật cả hậu cứ, sĩ quan hơn một trăm mạng gặp nhau thấy rần rần, nhưng sao thiếu đi cái t́nh người hàng xóm. Bây giờ đất đai quê nhà là đây. Ở ngày về. Nhớ ngày đi, nhớ buổi lễ xuất quân thật lạ. Tôi ngỡ ngàng với trống chầu văn tế, bô lăo, nhân sĩ trên khán đài. Trong đời lính tác chiến, tôi chưa từng gặp cảnh ai bày vẽ như thế nầy cho lần xuất quân. Bao năm qua, bao lần hành quân trước có bao giờ như thế. Lệnh cấm trại trăm phần trăm. Không khí nặng nề bao trùm că hậu cứ Trung đoàn. Tư lệnh Sư đoàn, kế Tướng Ngô quang Trưởng Tư lệnh vùng xuống họp hành quân, thông báo t́nh h́nh mặt trận. Bộ chỉ huy 4 tiếp vận cấp phát trực tiếp. Rồi trang bị mặt nạ pḥng hơi ngạt, tăng cường hỏa tiển cầm tay mới, loại bốn ṇng, trước đây chưa được cấp phát. Người Mỹ trang bị vũ khí chỉ để đối đầu cân xứng với địch. Chờ địch có trước rồi mới viện trợ sau. Điểm đáng ghi nhớ là tướng Trần bá Di tư lệnh sư đoàn, trả các cố vấn Mỹ cấp tiểu đoàn về mỗi đơn vị, với lời dặn ḍ cho kẹt chung cả.

            Bây giờ qua đi.  Mấy ai c̣n nhắc dài lâu về người nằm xuống.  Mất đó, thêm đó. Ngày đi, trong chiến trận. Mất mát, hy sinh.  Bổ sung cho hành quân. Ngày chuyển quân về, quân số đầy đủ đâu vào đó. Người lính tác chiến nói chung có một điểm đặc biệt là, hôm nay thấy đồng đội chết.. Ừ th́ là hôm nay. Ngày mai không buồn nhắc tới. Người chết rồi sẽ có người thay thế. Số phận họ, sống hay chết lẫn trong cuộc đời, cũng đồng với chiến sĩ vô danh...

 

Hoài-Ziang-Duy

 

Enter content here

Enter supporting content here