HOME
HOI CUU QUAN NHAN
QUOC HAN 30 THANG 4
L- LAC & THONG-BAO/LINK
TIM THAN NHAN
THO-VAN HOI-KY

THƠ VĂN-HỒI KƯ

HOI KY CHIEN TRUONG

TAC GIA TAC PHAM

TRANG THO VAN CUA LINH

NGƯỜI ĐIÊN Ở NGĂ TƯ CẦU KINH CỤT.

                                            Truyện ngắn của Uyên Sơn

 

     Từ ngă ba Cần Thơ đi vào trung tâm thị xă Vĩnh Long phải qua một cây cầu bê tông cốt sắt có độ dốc rất cao, đó là Cầu Lộ, với hai hàng cột đèn hai bên và thành cầu cũng bằng xi măng được chạm trổ hoa văn với những h́nh thái kiểu Âu Châu. Vừa qua cầu, nếu chạy thẳng sẽ vào chợ Vĩnh Long, nếu vừa đổ dốc cầu quẹo phải độ một trăm thước sẽ gặp ngă tư Cầu Kinh Cụt, là một cây cầu sắt song song với Cầu Lộ xuyên qua một con kinh lớn nối liền với sông cái Tiền Giang.

      Xóm Cầu Kinh Cụt là một khu đông đúc dân cư. Bên này đầu cầu ngay ngă tư, là Thánh thất Cao Đài Vĩnh Long nguy nga tráng lệ, dọc theo hai bên đường là nhà cửa san sát đẹp đẽ khang trang. Những quán ăn, quán cà phê chung quanh ngă tư tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Riêng mỗi sáng sớm đến chín mười giờ, bên kia đường dọc theo hàng rào của cái vila xưa, một chợ “chồm hỗm” đông nghịt người làm xôn xao đoạn đường mỗi buổi sáng.

      Bên kia Cầu Kinh Cụt là những xóm nhà san sát dọc theo nhiều con đường tráng xi măng ngoằn ngoèo dài hun hút vào những miếng vườn cây trái xanh um. Người dân Vĩnh Long vẫn thường nhắc đến câu vè:

               “Dốc nào cao bằng dốc Cầu Lộ

                Gái nào ngộ bằng gái Cầu Kinh”

      Điều đó quả thật không ngoa một chút nào, v́ cứ mỗi buổi sáng ngồi trong quán cà phê tại ngă tư nh́n ra, hàng hàng lớp lớp những chiếc áo dài trắng phất phơ trong gió sớm của các nữ sinh ửng hồng đôi má từ Cầu Kinh Cụt tuôn ra đường cái để đến các trường Tống Phước Hiệp, bán công Long Hồ, tư thục Nguyễn Trường Tộ….đă khiến những chàng thanh niên lữ thứ phải ngẩn ngơ.

      Cũng tại ngă tư Cầu Kinh Cụt nầy vào năm Mậu Thân, đă xảy ra cuộc ác chiến đẫm máu của Tiểu đoàn 43 Biệt Động Quân cùng với Chi đoàn 3/2 Thiết Quân Vận, khi Việt Cộng lợi dụng những khu vườn sầm uất xâm nhập vào thị xă Vĩnh Long xuyên qua cầu Kinh Cụt. Lúc Việt Cộng bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi thị xă, th́ xóm Ngă tư Cầu Kinh Cụt cũng bị thiêu rụi sạch. Tuy nhiên chỉ một vài tháng sau, nhà cửa mới toanh lại mọc lên san sát đẹp đẻ hơn trước.

      Nhưng đó là khung cảnh của những ngày trước tháng Tư năm 1975.

      Sau ngày miền Nam lọt vào tay quân Cộng sản, thị xă Vĩnh Long cũng giống như tất cả các thành phố tỉnh lỵ khác trong cả nước, đă trở nên tiêu điều hoang vắng, và xóm Ngă tư Cầu Kinh Cụt không thoát khỏi cảnh tang thương đó.

                                              

                                                ***

      Thánh thất Cao Đài nguy nga tráng lệ ngày nào giờ đóng cửa im ĩm không c̣n những ngày lễ lộc nhộn nhịp với những chiếc áo dài màu trắng truyền thống Tam Kỳ Phổ Độ của các chức sắc và đồng bào bổn đạo. Các quán cà phê hai bên ngă tư chỉ c̣n trơ lại những mái che trống rỗng lạnh tanh. Chợ “chồm hổm” bao nhiêu năm trời nhộn nhịp vào mỗi buổi sáng ngay Ngă tư Cầu Kinh Cụt, giờ đă bị chính quyền Cộng Sản giải tán cấm họp chợ.

      Riêng dân chúng tại các dăy nhà quay quần chung quanh ngă tư và dọc theo hai bên con đường chạy dài xuống trường Tiểu học tỉnh lỵ, lớp chồng con bị tập trung đi “cải tạo”, lớp tự động dọn về quê cũ làm ruộng làm vườn để tránh bị ḍm ngó. Một số khác thoát đi ra được nước ngoài nên nhà cửa bị tịch thu niêm phong kín mít, tạo nên một quang cảnh vắng vẻ quạnh hiu.

      Đặc biệt trên con đường ngắn khoảng hai trăm thước từ dốc Cầu Lộ rẽ phải xuống Cầu Kinh Cụt, bên phải con đường chỉ cách mé nước có vài ba thước, bên trái là khoảng đất trống dọc theo hàng rào của Ṭa Giám Mục Vĩnh Long thuở nào, giờ mọc lên những mái cḥi san sát, có cái lợp lá, có cái lợp bằng những tấm cạc tông phế thải.

      Vách cḥi được bao che chung quanh bằng bất cứ vật liệu nào t́m được, từ miếng thiết cắt ra từ cái thùng dầu lửa hiệu con gà, cho đến miếng ván thông bể nứt. Từ tấm nylon phủ nắp bàn h́nh ca rô trắng đỏ rách tả tơi, cho đến những mảng giấy xi măng mốc meo bạc thếch. Từ trên Cầu Lộ nh́n xéo xuống, những mái cḥi nầy giống như những bức tranh lập thể Picasso.

      Chủ những căn nhà nầy phần đông là lính tráng thương phế binh của chế độ cũ, nghèo tận mạng không có một tấc đất để cắm dùi, sau ngày tan hàng ră ngũ quy tụ về đây dựng lên mấy căn cḥi nầy để vợ con trú ngụ qua ngày. Công an khu vực v́ bận lo những chuyện lớn như kiểm kê nhà cửa bị tịch thu, hoặc cùng với cán bộ thuế vụ đóng “chốt” ở các điểm thu thuế để kiếm ăn, nên cũng làm ngơ luôn cho những cḥi cất ven mé lộ nầy. Ban ngày kẻ chạy xe ôm xe lôi, người th́ đi khuân vác mướn, chiều về quay quần bên chén rượu trắng để quên cuộc đổi đời.

      Trong số những người cư ngụ trong các mái cḥi tả tơi nầy, có vợ chồng Tư Lắm với lũ con bốn đứa. Nghèo tận mạng như vậy mà con cứ đều đều hai năm ra một đứa, hai đứa lớn đẻ trước năm 75 lúc c̣n làm lính của Trung Đoàn 16 đóng ở Ngă tư Long Hồ, hai đứa kế đẻ ra sau ngày ră ngũ, và bây giờ vợ đang mang bầu đứa thứ năm. Khác với những người trong xóm cḥi nầy, Tư Lắm không làm nghề chạy xe ôm hay khuân vác, mà là sửa vá ruột xe, v́ chân phải bị thương một lần nên yếu nhớt.

      Không biết được truyền dạy hồi nào mà Tư Lắm tỏ ra thành thạo việc vá ruột xe đạp, xe ba bánh, xe Honda, với đồ nghề không thiếu một món: một đầu “bít tông” máy xe hơi phế thải to bằng cái chén nhỏ, bên trong để mấy cục than hồng cháy đỏ rực dùng để ép miếng cao su vào ruột xe đă được vá đắp, mấy khúc cây tṛn dùng để quấn giấy nhám chà cạo ruột xe. Một cái kéo để cắt cao su, mấy que sắt đầu được đập dẹp láng bóng dùng để cạy vỏ xe, một cái ống bơm tay được dựng đứng trong một cái hộp bằng cây, vài lon sửa ḅ đựng keo để dán cao su. Và chót hết là một cái thau nhôm móp méo đựng đầy nước dùng để nhúng ruột xe vào thử t́m chỗ thủng.

      Tư Lắm cũng không quên viết nắn nót bằng dầu hắc đen ng̣m trên miếng giấy cạc tông cứng dựng vào vách hàng rào trước Ṭa Giám Mục Vĩnh Long, mà lề đường đă bị Tư Lắm chiếm ngụ làm chỗ vá ruột xe, hai hàng chữ ngắn nhưng đầy vần điệu”

            “Vá ép ruột xe – Bơm ‘E’ miển phí”

      Chính cái bảng hiệu khó hiểu nầy đă mang đến cho Tư Lắm nhiều khách hàng bất chợt. Vá ép ruột xe th́ ai cũng biết, c̣n bơm “E” miễn phí th́ hơi khó hiểu. Có lần một cậu học tṛ dừng xe đạp lại hỏi:

          -Bơm “E” là bơm cái giống ǵ vậy chú?

          -Trời đất! Mầy là học tṛ mà hổng biết “E” là ǵ hả mậy ? “E” là hơi, là không khí đó, tiếng Anh mà mậy!

      Thằng nhỏ học tṛ nhảy xuồng khỏi xe:

          -Tui chạy mặt chú luôn!

      Rồi vừa cười vừa đẩy chiếc xe đạp lên lề, tự động lấy ống bơm gắn vào bánh xe rồi h́ hục bơm hai bánh xe đang xẹp lép, xong móc túi lấy ra một đồng bạc thảy cho Tư Lắm đoạn nhảy lên xe dông mất.

      Kể ra th́ cuộc đời trước đây của Tư Lắm cũng không đến nổi hắc ám lắm. Mười tám tuổi đăng lính Trung Đoàn 16 Bộ Binh ở Ngă tư Long Hồ, đánh đấm được vài trận th́ bị thương chân mặt nên được xếp loại hai, chữ nghĩa cũng khá nên được chọn phục vụ tại hậu cứ Trung Đoàn trong Ban Tiếp Liệu, dần dà cũng lên đến lon Hạ Sĩ Nhất, được cấp một căn nhà nhỏ trong trại gia binh, hàng ngày đi bộ đến Bộ chỉ huy Trung Đoàn làm việc như một công chức.

      Rồi ngày 30 tháng 4 ập đến, bộ đội Việt Cộng vào tiếp thu Trung Đoàn, vợ con lính tráng trong trại gia binh bị đuổi ra đường sạch bách. Người nào nhanh tay c̣n quơ quào chút đỉnh của cải, kẻ chậm tay ra khỏi nhà tay không với bộ quần áo dính người, trong số nầy có vợ chồng Tư Lắm v́ măi lo d́u dắt hai đứa con, đứa vừa đi chập chững đứa c̣n bồng trên tay.

      Đă bảo số Tư Lắm không đến đổi đen đủi cho lắm, nên qua mấy tuần lễ đầu lang thang lếch thếch dưới các mái hiên ngoài phố chợ Vĩnh Long, Tư Lắm được vài người bạn chỉ cho chỗ cắm dùi dưới dốc Cầu Lộ, thế là mái cḥi của Tư Lắm mọc lên cùng với vài người đồng cảnh ngộ khác.

      Có nơi an cư cho vợ con rồi, Tư Lắm bung ra làm đủ nghề. Xuống giang cảng Vĩnh Long làm phu bốc vác, được vài tháng cái chân bị thương hồi trước hành đau quá chịu không nổi, v́ vai vác nặng mà hai chân cứ phải bước nhún nhẩy trên mấy miếng váng mỏng manh bắc từ trên bờ xuống các ghe chài của Hợp tác xă thương nghiệp. Tư Lắm bèn đổi qua chạy xe đạp ôm tương đối nhẹ hơn, nhưng người đạp xe th́ nhiều mà khách th́ vắng hoe, nên chạy được vài tháng đành phải giải nghệ v́ không đủ gạo nấu cháo cho các con và “bo bo” cho vợ chồng Tư Lắm.

      Cũng may, trong lúc nguy ngặt th́ gặp được một thằng bạn cùng ở chung Trung Đoàn 16 khi trước đang có một lều vá ruột xe bên kia chơ Cầu Lầu, thế là Tư Lắm bèn thọ giáo và được chuyển sang “ám số chuyên nghiệp” là vá đắp ruột xe. Kể ra nghề vá ruột xe nầy Tư Lắm cũng nhuyển tay lắm, cho nên ngày nào cũng kiếm được đủ hai bửa cơm cho người vợ đang mang bầu với bốn đứa con nhỏ.

      Bửa nào kiếm được khá, Tư Lắm ṃ xuống chợ chiều Vĩnh Long mua thêm chút đỉnh thịt cá về cho vợ con, khi nh́n thấy vợ và các con mừng vui ăn uống ngon lành khi có được thịt cá, Tư Lắm rớt nước mắt. Nhớ lại ngày nào, dù lương lính chớ chưa lần nào để vợ con phải thèm khát món ǵ, bây giờ ăn được miếng thịt giống như được ăn cục vàng.

      Tuy nhiên những lúc như vậy Tư Lắm thấy cuộc đời của ḿnh cũng chưa đến nỗi bi thảm như những người khác, chẳng hạn như gia đ́nh của các sĩ quan trong Trung Đoàn. Kẻ th́ chồng bị tù đày ra Trung ra Bắc, kẻ th́ bị tịch thu nhà cửa đuổi đi vùng kinh tế mới, bi thảm c̣n gấp ngàn lần hơn vợ chồng Tư Lắm.

 

                                                      ***

 

      Chiều nay thứ bảy, kiểm điểm lại cả ngày h́ hục vá đắp ruột xe, Tư Lắm mở cờ trong bụng v́ đếm được trên hai mươi đồng. Dọn đồ nghề về nhà sớm, Tư Lắm làm mặt tỉnh bảo vợ:

          -Má nó nấu cơm trước đi, tui chạy xuống chợ chút xíu về liền.

      Vợ Tư Lắm cằn nhằn:

          -Cả ngày làm cực nhọc, không lo tắm rửa rồi cơm nước nghỉ ngơi, c̣n chạy đi đâu xuống chợ vậy?

          -Ậy, có chuyện mà! Má nó và sắp nhỏ chờ tui về ăn cơm nghe!

      Nói xong Tư Lắm nhảy thót lên chiếc xe đạp đen mốc trụi lũi dùng để chạy xe đạp ôm ngày nào, thả dốc Cầu Lộ chạy một mạch xuống chợ Vĩnh Long.

      Trên đường trở về nhà, trên cái “ghi đông” xe đạp của Tư Lắm có treo ṭn ten một gói bằng lá chuối bóng ngời được cột chéo cẩn thận, và phía sau túi quần xà lỏn của Tư Lắm ló ra một chai xá xị với màu nước đục đục hồng hồng: gói xá xíu với chai rượu nếp than!

      Bữa cơm chiều được vợ Tư Lắm ́ ạch với cái bụng bầu dọn ra trên một cái mâm bằng miếng ván thông thùng đạn pháo binh ghép lại, đặt trên một manh chiếu rách trải trên nền đất phẳng ĺ bên hông căn cḥi. Gió từ bờ kinh phía Cầu Lộ nhè nhẹ thổi, Tư Lắm cảm thấy sản khoái trong người khi nh́n đàn con bốn đứa đang quay quần bên mâm cơm với vẻ mặt rạng rỡ.

      Cầm chai rượu nếp than rót ra một cái ly nhỏ, Tư Lắm nói như reo vui:

          -Mấy mẹ con tụi bây ăn cơm với xá xíu trước cho nó đă, c̣n nồi cá kho khô với rau muống luộc ăn sau.

      Vợ Tư Lắm đang bới cơm ra chén cho các con, nghe chồng nói ngẩng lên nh́n:

          -Bộ bữa nay đắt lắm hay sao mà ông xài sang quá vậy?

      Nhấm nháp ly rượu nếp than, Tư Lắm hănh diện nói:

          -Mười lăm đồng, nửa kư lô đó! Lâu lâu cho em và mấy con ăn thả cửa!

      Vợ Tư Lắm gắp từng miếng xá xíu đỏ au bỏ vào chén của từng đứa con một, kèm theo vài miếng dưa leo xắt chéo, chan lên tí nước tương rồi phân phối cho mỗi đứa. Các đứa con Tư Lắm hối hả bưng chén cơm lên ăn ngon lành.

      Nh́n sang tô cơm của chồng, vợ Tư Lắm giục:

          -Ông ăn đi kẻo cơm nguội hết mất ngon.

      Tư Lắm nh́n vợ cảm động:

          -Má nó ăn đi cho có sức, c̣n nuôi đứa nhỏ trong bụng nữa. Nh́n em và các con ngày nào cũng cá linh kho với rau muống luộc hoài ḷng tui đứt từng khúc ruột, nhưng biết làm sao hơn! Lạy Trời Phật ông bà phù hộ cho tui ngày nào cũng kiếm được kha khá như bữa nay để bồi dưỡng cho em và các con, cũng như để dành chút đỉnh cho em sinh nở.

      Vợ Tư Lắm nh́n chồng an ủi:

          -Thây kệ đừng lo ǵ ông, miễn ngày nào cũng có hai bữa cơm rau là được rồi, trời sinh voi sinh cỏ. Chừng nào ra tháng cứng cáp, tui cũng kiếm ǵ mua bán chút đỉnh phụ với ông.

      Tư Lắm nhắm thêm chút rượu, nh́n xuống mặt nước dưới kinh Cầu Lộ đang gợn sóng lăn tăn dưới những tia nắng chiều tà rồi mơ màng:

          -Nhớ lúc c̣n ở trại gia binh Trung Đoàn ở Long Hồ, mỗi lần đẻ thêm một đứa con lại được lănh thêm một ngàn hai trăm đồng tiền hồi đó, thật đỡ biết bao nhiêu. Cỡ lon Hạ Sĩ Nhất như tui một vợ với lại năm con, lănh lương c̣n hơn ông Trung Úy độc thân nữa chớ ít ỏi ǵ!

      Tư Lắm nói tiếp trong tiếng cười buồn:

          -C̣n bây giờ, càng đẻ nhiều càng bá thở! Nội chạy gạo với bo bo cũng đủ hụt hơi, c̣n nói chi đến thịt thà cá mắm nữa, đúng là một cuộc đổi đời! Bởi vậy bữa nào kiếm được miếng ăn ngon cho em và mấy con, ḷng tui sung sướng biết bao. Nh́n em và các con ăn tui cũng thấy no rồi!

      Vợ Tư Lắm vừa ăn vừa mắng yêu chồng:

          -Thôi đi, cứ ngồi nhắc lại chuyện xưa tích cũ hoài, không lo ăn uống, tô cơm nguội lạnh hết trơn rồi ḱa!

      Tư Lắm cười ḍn:

          -Ừ th́ ăn. Nhưng em cũng để tui nhắc lại chuyện cũ cho đở ức ḷng, chớ từ ngày cái tụi đầu trâu mặt ngựa ăn cướp cạn nầy vô đây, dân ḿnh khổ với tụi nó quá rồi.

      Tư Lắm rơm rớm nước mắt nắm lấy tay vợ:

          -Bởi vậy thấy mấy mẹ con đói khát, tui tội nghiệp em và các con biết bao nhiêu.

      Tư Lắm vừa dứt lời, bỗng từ hướng Cầu Kinh Cụt vang lên những tiếng nổ chát chúa của nhiều loạt đạn AK, Tư lắm vụt đứng dậy dáo dác nh́n về hướng đó. Chưa được một giây sau, một bóng người chạy vút ngang qua trước căn cḥi của Tư Lắm rồi quẹo trái ngược lên dốc Cầu Lộ.

      Phía sau bóng người đang chạy khoảng năm mươi thước là hai người lính công an mặc áo vàng với hai khẩu AK47 cầm tay, vừa chạy rượt theo vừa la:

          -Thằng phản động! Thằng phản động! Bắt nó! Bắt nó!

      Khi thấy bóng người chạy trước vừa ngược lên đốc cầu, một trong hai người công an bấm c̣ ria một loạt đạn chéo lên hướng Cầu Lộ đang rộn rịp người qua lại dưới ánh đèn vừa sáng lên.

      Bỗng vợ Tư Lắm ngă úp mặt xuống mâm cơm thét lên:

          -Chết tôi rồi ḿnh ơi! Các con ơi!.....

                                                

                                                 ***

 

      Màn đêm phủ xuống rất nhanh, những tia nắng cuối cùng mới đó c̣n chiếu lung linh xuống mặt nước đang gợn sóng lăn tăn, đă từ từ tắt ngấm tự hồi nào, nhường lại cho bóng tối lan tỏa mênh mông.

      Tiếng la khóc thảm thiết của bầy con vừa mất mẹ, tiếng tru rống kinh hoàng của người chồng vừa mất vợ và mất đứa con trong bụng mẹ bởi làn đạn ác nghiệt của người lính công an…cộng với tiếng x́ xào bàn tán, tiếng nghiến rang nguyền rũa của bà con xóm Ngă tư cầu Kinh Cụt đang tuôn ra đang bu kín cả dăy cḥi dưới dốc Cầu Lộ cùng với bóng đêm chập choạng, đă tạo ra một khúc nhạc hỗn độn ghê rợn như phát ra từ chín từng địa ngục.

 

          -Ông Hồ ơi là ông Hồ! Ông sống dậy để coi lính ông giết vợ con tôi nè! Trời ơi là trời! Vợ con tôi đâu rồi!

          -Ông Thiệu ơi là ông Thiệu! Ông Kỳ ơi là ông Kỳ! Mấy ông về đây để coi người ta giết vợ con của lính của ông nè! Vợ con tôi đâu rồi! Trời ơi là trời!

 

      Cái điệp khúc thê thảm đó được Tư Lắm lặp đi lặp lại từ sáng đến chiều với khuôn mặt hốc hác râu ria lởm chởm ràn rụa nước mắt, đang ngồi bệt dưới đất trước căn cḥi hai tay khư khư ôm chặt bốn đứa con nhỏ vừa mất mẹ mất em.

      Bà con lối xóm thay phiên nhau đến dẫn bốn đứa bé đưa xuống bờ kinh tắm rửa thay quần áo rồi cho ăn uống, xong dẫn trả lại cho Tư Lắm. Tư Lắm lại ôm bốn đứa con vào ḷng rồi tiếp tục kêu gào thảm thiết.

      Khi đêm đến, Tư Lắm không c̣n ở trước căn cḥi nữa, mà dẫn bốn đứa con lại cái sạp gỗ trong quán cà phê đă đóng cửa bỏ trống ngay trước đầu cầu Kinh Cụt, sau khi để mấy con nằm chung quanh, Tư Lắm lại bắt đầu la rống lên như muốn thấu tận đến trời xanh:

          -Ông Hồ ơi là ông Hồ! Lính ông giết vợ con tôi rồi! Vợ con tôi đâu rồi! Trời ơi là trời!

          -Ông Thiệu ơi là ông Thiệu! Ông Kỳ ơi là ông Kỳ! Lính ông bị người ta giết vợ con rồi! Vợ con tôi đâu rồi! Trời ơi là trời!

      Cả xóm Cầu Kinh Cụt lắc đầu buồn bă bảo nhau:

          -Tội nghiệp thằng Tư Lắm điên luôn rồi!

 

                                                            ***

 

      Bỗng một đêm, người dân xóm Cầu Kinh Cụt chờ hoài vẫn không nghe tiếng rên la của Tư Lắm như mọi khi. Có người ṭ ṃ mở cửa đi bộ lại quán cà phê, cái sạp gỗ năm cha con Tư Lắm chiếm ngụ hằng đêm nay bỏ trống. Đi ngược lại dốc Cầu Lộ nh́n vào căn cḥi, căn cḥi lạnh tanh.

      Có người nói lúc chạng vạng tối, thấy có một chiếc xe bít bùng của công an đậu trước căn cḥi của Tư Lắm chừng vài phút rồi vọt lẹ về hướng Cầu Lộ.

      Năm cha con Tư Lắm đă biệt vô âm tín, nhưng thỉnh thoảng trong những đêm trường tĩnh mịch, người dân xóm Ngă tư Cầu Kinh Cụt như c̣n nghe văng vẳng tiếng kêu gào thảm thiết của Tư Lắm vừa tan loăng trong bóng tối mênh mang./.

                                                            Uyên Sơn 

                                                                                     (Cái Chết Của Một Ḍng Sông)


                                                               

KHÁT

HOÀI ZIANG DUY

           (năm1971, trên đất Kampuchia)

 

Lội cả ngày nay không thấy nước

Cả tiểu đoàn khô, núi cũng khô

Thân chuối dập ra tưa đầu lưỡi

Tưởng ngực em cười sóng nhấp nhô

 

Ở đây cây đứng, đồi không gió

Sống buổi nhân gian lúc chạnh ḷng

Bên kia biên giới nhà ta đó

Có mối t́nh đầu, dạ thủy chung

 

Ở lúc dừng quân t́m chỗ nghỉ

Gọi lấy pháo binh bắn điểm dừng

Không có b́nh an cho dưới thế

Bên lề chiến cuộc thể dửng dưng

 

Ở lúc nầy đây ta thấy khát

Khát lấy ân t́nh, mưa nửa đêm

Ở chút bidong c̣n sót lại

Gửi tặng các Huynh Trưởng và trang web Sư Đoàn 9 Bộ Binh một bài thơ lính: Cái Vồn (B́nh Minh) tuy thuộc vùng của SĐ9 nhưng Trung Đoàn 31 (SĐ 21) tôi đă qua tăng phái 2 lần.

tháng tư ở bắc CẦN THƠ

qua bắc chiều tàn sông chảy xiết
nước cuộn về đâu buổi rút quân ?
ḷng ta xám đục theo ngày hết
không chắc rồi mai mây sẽ tan

cởi nón sắt ra c̣n thấy nặng
đầu đội trời hay đội tử sinh ?
dưới chân nước xiết đang trào sóng
vuốt mặt chưa già đă nếp nhăn

qua giữa Hậu Giang vừa tối sẩm
phía trước Cần Thơ nhốn nháo đèn
ngoái lại B́nh Minh ngùi cố quận
giờ nay pḥng tuyến giặc tràn lên ?

đồng đội ta đă quen bờ bụi
đóng quân đâu cũng gọi quê nhà
bỗng ùa khóc u hờn một nỗi
giữ không tṛn miếng đất ông cha

thằng em kề cận nh́n phơ phất
thả ba-lô phủi bụi trên ḿnh
c̣n cây súng để cầm chân giặc
dễ cởi mà quăng cho nhẹ tênh?

tướng sĩ thời xưa thà tự sát
trận chưa tàn sao lại lui binh ?


Nguyên Nghĩa

 

Chiều xưa

 

Một chiều nào anh qua làng xưa

Ánh trăng non chênh chếch đỉnh dừa

Lũ trẽ quay quần bên bàn gỗ

Giật ḿnh em nghe tiếng “Dạ thưa”

Th́ ra các anh vừa đổ quân

Đêm nay xin phép tạm dừng chân

Ba lô trĩu nặng – Màu áo trận

Môi cười chan chứa t́nh quân dân

Mắt mẹ long lanh ngấn lệ tràn

Như thâm t́nh chăm sóc con ngoan:

“Mời cậu tự nhiên hăy bước sang

Tạm dùng nhà trước lẫn nhà ngang

Cần khi nấu nướng đây đầy củi

Nước mát đầy lu đấy sẵn sàng.”

Mẹ nói mắt anh nh́n đâu đâu

Đă rơ chưa? Anh vội gật đầu!

Thẹn thùng cui mặt em bước vội

Cớ ǵ xao xuyến nhịp tim tôi?

Rồi em tiếp tục trở lại trường

Anh người lính chiến khắp muôn phương

Xông pha chiến đấu v́ lư tưởng

Trai thời chinh chiến nét phong sương

Anh! Lính Sư Đoàn Chín Bộ Binh

Xếp bút nghiên theo việc đăng tŕnh

V́ nước quên ḿnh nguyền tử sinh

Hè năm ấy em trở lại nhà

Khẽ khàng mẹ kể chuyện ngày qua..

Từ đó anh ghé qua đôi lần

Bảo rằng :“Thăm bác v́ t́nh thân”

Nhưng trong đôi mắt đầy u uẩn

Lời tạ từ chưa giấu hết bâng khuâng

Có những chiều ra nh́n ḍng sông

Tầm mắt trôi theo nước lớn ṛng

Em  người con gái chưa sầu mộng

Vời vợi buồn dâng nỗi nhớ mong

 

Đoan Khánh 

 1/1/2009

Những chiều trên sông Giồng Ké, thân tặng những người đă dừng chân nơi đây

 

 

THƠ TRÚC LÂM:

 

XUÂN XƯA

 

Long lanh sương sớm đầu cành

Cất cao tiếng hát chim oanh gọi đàn

Xinh xinh áo thắm rộn ràng

Chân son em bước nhẹ nhàng đường quê

Anh từ ngàn dặm sơn khê

Ghé vào xóm nhỏ vân vê mai vàng

Cài lên mái tóc hiền ngoan

Choàng lên vai nhỏ vô vàn ấm êm

Pháo hồng rơi thắm bên thềm

Hương yêu khép nhẹ.. ngọt mềm bờ môi.

 

Em hậu phương  - VĩnhLong

Kính tặng các anh chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh

Mang đến Làng Trung Ngăi mùa xuân thanh b́nh.

 

 

CHINH NHÂN HỠI!

 

Thế là trước một lần đi

Anh chưa nói hết những ǵ anh thương

T́nh xưa găy gánh giữa đường

Lời thương chưa tỏ em vương vấn sầu

 

Từ gỉa anh - bước lên tàu

Sân ga ngày ấy khắc sâu  khối t́nh

Anh đi tắt nắng b́nh minh

Rêu phong chôn kín một linh hồn gầy

 

Anh đi biền biệt như mây

Em làm cơn gío theo mây lướt ngàn

Dù đời ngàn dặm quan san..

Giật ḿnh tỉnh giấc ngở ngàng…là mơ

 

Thu tàn đông lạnh ơ hờ..

Gom tàn hương nhạt làm thơ ướp ḷng

Góp lá khô sưởi t́nh nồng

Chinh nhân người hỡi! cô pḥng chờ ai.

 

Em hậu phương-Vĩnh Long

Kính tặng các anh Sư Đoàn 9 Bộ Binh

ngày xưa và măi măi…

 

 

GIẤC NGỦ SAY

 

Một sáng mùa đông

Trời chưa kịp sáng

Ngô Quang Trưởng

Một vị Tướng tài

Vĩnh biệt chia tay

 

Ngày 22 Tháng Giêng 

Muôn đời nhớ măi

Lung linh ánh nến..

U hoài

Quốc kỳ phủ ấm

Quan tài tiển đưa.

 

Hăy ngủ!

Ngủ say thưa người!

Một giấc mộng dài

Ngoài trời tuyết trắng

Lất phất nhẹ bay..

 

Thương yêu

Nhung nhớ

khôn cùng ...

Thiên Thu một cơi

Anh Hùng xuôi tay!

 

( Cảm tác từ bài viết của Anh Nguyễn Phùng ngày tiển đưa linh cữu Vị Tướng tài Ngô Quang Trưởng. Xin kính đến gia đ́nh

 Ông thay một nén hương nhân kỷ niệm ngày giổ 22/1/09)

 

Em Hậu Phương

 

Lần đầu em tập viết thơ

Gữi anh Chiến Sĩ – Trăng mơ quê nhà

Ép vào trang vỡ cánh hoa

Phượng hồng sắc thắm đậm đà hậu phương

Thương anh nguy hiểm chiến trường

Nắng mưa chẳng ngại dầm sương rừng ǵa

Di hành khắp nẻo gần xa

Thêu khăn em gửi làm quà viễn chinh

Ướp hương gợi nhớ thắm t́nh

Tặng anh Sư Đoàn 9 Bộ Binh kiêu hùng

 


ANH TIỀN TUYẾN

 

Từ KBC thư về phố thị

Anh mang bao thi vị rót vào đời

Tóc bím cài em chưa kịp kẽ ngôi

Em chơi vơi cùng t́nh thư ư nhị

 

Áo học tṛ màu trắng đẹp tinh khôi

Anh pha tím hoa sim rừng nhung nhớ

Em ngây thơ vương nắng t́nh bỡ ngỡ

Tóc mây dài vụng dại kẽ lệch ngôi

 

Lần về phép anh bồi hồi đứng đón

Tan trường ..

Em bối rối

Sánh vai anh

 

Anh khoác áo xanh rừng..

Ôm hy vọng

Mộng đầu đời

Chất ngất..

Kết thành đôi

 

Đất nước chia đôi

T́nh trôi muôn hướng

Anh xa rời

V́ sao sáng vụt rơi!

 

Em ngỡ ngàng

Bàng hoàng cơn sóng dữ

Phủ lên đời..

Em vào biển trùng khơi.

TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG, NIỀM U UẨN KHÔN NGUÔI

 

NGUYỄN PHÙNG

 

Tôi đă băn khoăn rất nhiều sợ rằng không đủ tư cách khi bắt đầu có ư nghĩ viết về người, về một vị tướng tài ba đức độ và liêm khiết của Quân lực VNCH, bởi v́ những lư do sau: Trước nhất, tôi không phải là người thân cận với tướng Trưởng, nên không biết rơ những thói quen lẫn sinh hoạt của ông. Thứ đến, tôi cũng không phải là thành phần sĩ quan cao cấp, hoặc những đơn vị trưởng chiến đấu, nhận lệnh trực tiếp từ ông. Thôi th́ cứ viết những ǵ mà ḿnh c̣n nhớ qua những lần có cơ hội tiếp xúc với ông và cứ coi đó như là những kỷ niệm không quên.

Hồi đó, năm 1969- 1970, rời trường Bô Binh Thủ Đức, tôi balô trên vai ra tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở Mang Cá, Huế mà người là Tư Lệnh Sư Đoàn . Hơn một năm sau, tôi rời Sư Doàn 1 Bộ Binh để về một đơn vị khác của đồng bằng Cửu long là Sư đoàn 9 Bộ Binh th́ tướng Trưởng trước đó cũng đă được bổ nhậm là Tư Lệnh Quân Đoàn IV kiêm Tư Lệnh vùng 4 chiến thuật .Từ đó trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước, tôi vẫn theo dơi bước chân của người, trở ra Vùng I với chức Tư Lệnh Quân Đoàn rồi trận chiến oai hùng tái chiếm cổ thành Quảng Trị, và trận cuối cùng là cuộc rút quân triệt thoái cuả QDI vào những ngày tháng hấp hối của VNCH năm 1975. Tướng Trưởng về nằm điều trị ở bệnh viện Cộng Hoà cùng với tướng Phạm văn Phú, người kế nhiệm của ông khi ông rời Sư đoàn 1 Bộ Binh, và lúc đó th́ cả hai cùng là tư lệnh hai Quân Đoàn bị thiệt hại trước tiên và chịu nhiều búa ŕu tai tiếng của dư luận. Chúng tôi, những người bị kẹt lại v́ nhiều lư do khác nhau đă bị dồn vào các trại cải tạo, sự thực là những trại tù, tôi vẫn theo dơi bước chân của ông qua sách báo tin tức của Cộng Sản trong trại tù và biết được ông đă ra đi an toàn sau lời an ủi của Tướng Kỳ: " Thôi ra đi với moa đi " v́ không c̣n cách nào đảo ngược được t́nh thế cả .

Nhờ có chương tŕnh HO, gia đ́nh tôi mới tái định cư ở Virginia và tôi vô t́nh gặp lại ông trong một tiệc cưới của con một vị sĩ quan cũng từng là dơn vị trưởng một đơn vị của Sư Đoàn 1 BB. Tôi lại chào ông theo kiểu nhà binh, đứng lặng hồi lâu, với dáng bùi ngùi và ông cũng tỏ ra xúc động. Sau đó, tôi gặp lại ông và bà lần nữa cũng trong một tiệc cưới khác, khoảng năm 2000. Lúc ra về, sẵn có máy h́nh, vơ chồng tôi có xin phép chụp với ông một tấm h́nh, ông đă nhận lời ngay . Tấm h́nh đó tôi vẫn c̣n giữ để trong khuôn h́nh trên bàn làm việc của tôi bây giờ.

Khi nghe tin ông lâm trọng bệnh, tôi cũng muốn đến thăm ông nhưng v́ ông sống ẩn dật thầm lặng gần như ít giao thiệp với bên ngoài. Mấy lần vô t́nh hội kiến cùng ông, biết cuộc sống của ông nên tôi không dám đường đột xin điện thoại và địa chỉ.

Trở về hồi mới ra trường Thủ Đức, khi biết tôi được ra SD1BB, mấy người bạn cùng khoá đă hăm tôi:

- Mày ra đó gặp ông Ngô Quang Trưởng!!

Trong thân tâm tôi một cậu học sinh mới rời ghế nhà trường và sách vở được mấy tháng làm sao biết được ông Ngô Quang Trưởng là ai và là người thế nào. Riêng cố đô Huế th́ tôi đă có đến và ở lại một lần sau trận Mậu Thân 1968 lúc chưa khoác áo nhà binh và đi theo phái đoàn ủy lạo của Phât giáo Khánh Hoà . Tôi vốn thích Huế và cảm t́nh với Huế v́ đó là nơi có nhiều di tích lịch sử của một triều đại vua chuá cuối cùng c̣n lại, nên khi được lệnh trấn nhậm vùng địa đầu giới tuyến, tôi chẳng buồn tí nào mà trong ḷng c̣n háo hức là khác, thật t́nh th́ tôi cũng chẳng biết t́nh h́nh chiến trận ở đó ác liệt đến độ nào . Nếu cuộc đời đi học của tôi lận đận, bầm dập th́ cuộc đời quân ngũ của tôi lại được nhều may mắn có quới nhân phù hộ, nói như quẻ số tử vi, mà Tướng Trưởng là một trong những qưới nhân đặc biệt đó, mặc dù tôi không có gốc gác, mà nhà lại nghèo gần như xơ xác. Vậy mà khi tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tôi lại được giữ lại ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn mới là kỳ. Nhiều Sĩ quan và Hạ sĩ quan nói với tôi rằng ông hên đó, vi` không có sĩ quan nào mới ra trường lại được ở lại Bộ Tư Lệnh cả . Điều này quả không sai, v́ tôi thấy trong BTL ngoài số chuẩn úy và thiếu úy v́ thâm niên chức vụ mà lên th́ tôi là người độc nhất vô nhị, bằng chứng là ngay anh Nguyễn Tường T là em của bà Trưởng cũng vẫn bị đưa ra trung đoàn 2 rồi tiểu đoàn ngoài vùng giới tuyến như thường. Ngựi kư giấy chấp thuận cho tôi bấy giờ là Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, tờ phiếu tŕnh này với bút tích của ông cùng với Trung Tá Trưởng Khối và Đại Tá Tham Mưu Trưởng, vô t́nh tôi vẫn c̣n trân trọng cất giữ được tới ngày hôm nay, sau gần bốn chục năm lưu lạc từ trong nước ra đến xứ người. H́nh như đă có lần tôi kể chuyện này với Ông lúc gặp lại ông có cả một số cựu sĩ quan khác hiện diện và ông ậm ừ gật đầu. Hôm tang lễ ông, tôi mang theo tính copy để trao thân nhân ông làm kỷ niệm nhưng ngại quá lại thôi. Trở lại thời kỳ ở Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tôi nhớ nhất những buôi sáng chào cờ trước sân Bộ Tư Lệnh mỗi thứ Hai hàng tuần, dĩ nhiên chỉ có cờ vàng VNCH. Ông dáng người thấp nhỏ trong bộ quân phục màu xanh tác chiến với bảng tên luôn luôn bên trên túi áo trái với chiếc nón lưỡi trai kiểu quân lực HK thêu hai sao ngụy trang, lưng đeo khẩu colt 45 với dây TAB to bản đi duyệt hàng quân dàn chào bên cạnh đại tá cố vấn cao lớn dềnh dàng. Có một lần vào buổi sáng mùa đông khá lạnh, lúc sắp sửa thượng kỳ th́ trời bỗng đổ mưa to, nhưng lễ thượng kỳ vẫn được cử hành. Đội quân nhạc vẫn trổi bài Quốc ca, và lá cờ vẫn uy nghi từ từ kéo lên trên đỉnh cột cờ. Vị Tư lệnh vẫn đứng nghiêm chào bên cạnh đại tá cố vấn và cả toán cố vấn cùng quân nhân Việt Nam các cấp hàng ngũ vẫn chỉnh tề dù ai nấy đều ướt hết . Sau đó Thiếu Tướng Tư Lệnh cùng đại tá cố vấn vẫn b́nh thường đi duyệt hàng quân dù trời vẫn đổ mưa và lạnh. Tôi thấy ông thở ra khói và đại tá Abrams th́ lầm lũi đi theo sau, không dám đưa tay vuốt nước mưa và trên mặt lộ vẻ khâm phục.

Về lễ nghi chào kính, tướng Trưởng là người thi hành rất nghiêm chỉnh. Hồi ấy, tôi độc than, nên ở ngay trong trại, đi ăn cơm tháng bên ngoài ở đàng sau của Trài. Sau mỗi chiều tan việc tôi và anh bạn Phạm Hoàng hay đèo nhau đi ăn cơm bằng chiếc vespa của Hoàng và chúng tôi thường gặp chiếc xe Hoa Kỳ màu đen của ông có cắm sao đi ngược chiều, có khi ông từ BTL ra về tư dinh ở khu Tiểu Đoàn Quân Y của Sư Đoàn, khi th́ gặp ông đi từ tư dinh qua BTL. Mỗi lần như vậy chúng tôi vừa chạy xe vừa đưa tay chào và ngồi trong xe, chúng tôi đều thấy ông chào lại, không một lần bỏ sót. Riết rồi anh HSQ lái xe của ông đều biết mặt chúng tôi. Thời gian ở Sư Đoàn 1 BB, có mấy lần tôi có dịp đưa máy h́nh chụp ngay trước mặt ông. Lần nào trước khi chụp tôi cũng đưa tay chào và cũng đều được ông chào lại mặc dù có thể ông chẳng biết tôi là ai và mặc dù tôi mặc quân phục đeo phù hiệu số 1 trên vai áo trận.

Lần khác, vào một buổi trưa, tôi không ngủ, xuống Câu lạc bộ ở ngay phía sau Bộ Tư Lệnh đánh bóng bàn với vài anh em khác. Đến gần giờ làm việc buổi chiều, tôi trở về pḥng làm việc lại. Thay v́ đi ṿng qua bên hông bộ tư lệnh th́ tôi lại ngại xa và nắng nên đă đi tắt bằng cách đi ngang qua BTL bằng lối câu thang chính. Hôm ấy, lúc tôi vừa lên khỏi cầu thang, tay trái đang cầm cái vợt ping-pong, miệng đang ph́ phà điếu thuốc th́ xui sao từ dưới cầu thang bên ngoài cũng có tiếng chân người đang đi lên . Đến khoảng giữa đầu hai bên cầu thang gặp nhau th́ tôi giật ḿnh đánh thót. Người đang ở trước mặt tôi không ai khác chính là Thiếu Tướng Tư Lệnh, tôi hoảng hồn luống cuống đưa tay phải lên chào và nghĩ rằng thế nào phen này chạy đàng trời cũng lănh đủ . Ai ngờ Thiếu Tướng thoáng nh́n tôi rồi cũng đưa tay lên chào lại. Mất vía.

Nhớ lại, hồi ở Thủ Đức, buổi sáng sớm chạy lên Câu lạc bộ ăn tô ḿ vội vàng với ly cà phê nhạt tênh trước khi đi tập, miệng c̣n đang ngậm cây tăm xỉa răng, bước ra khỏi hội quán, gặp ngay một ông đàn anh bước vào . Dù trời c̣n tối, hắn ta cũng thấy và thế là cho ngay một màn hít đất hai chục cái về cái tội vừa ngậm tăm vừa chào huynh trưởng .           

-Thế hít đất vào thế. Một hai, ba, bốn... thi hành lệnh phạt xong. Tŕnh diện huynh trưởng  Nghiêm. Đàng trước bước. Cố gắng.

Ngậm tăm chào huynh trưởng bị hai chục hít đất. Cứ như cái tội vừa hút thuốc vừa chào Tư Lệnh th́ không biết cỡ nào. Vậy mà Tướng Trưởng đă không phạt tôi như ông huynh trưởng nọ. Ông huynh trưởng này không biết là ai, bây giờ ở đâu, nếu có đọc đến những ḍng này cũng xin xí xoá bỏ qua cho.

Tuy nhiên, Tướng Trưởng lúc cần phải thi hành kỷ luật cũng vẫn cứng rắn. Chẳng là nhằm ngày trời mưa dầm dai dẳng, không bay thăm viếng tiền đồn được, ông bất chợt đi coi cách làm việc của các pḥng ban Bộ Tham Mưu. Buổi sáng, tôi đang ngồi tại bàn làm việc quay mặt ra cửa. Trong pḥng có đầy đủ mọi người, bỗng đâu Thiếu Tướng Tư Lệnh đi thẳng vào, theo sau là Đại Tá Tham Mưu Trưởng. Theo phản xạ của những ngày ở quân trường Thủ Đức, tôi bật đứng dậy, đưa tay chào, miệng hô lớn:

- Vào hàng Phác!!

Ông đưa tay chào lại rồi đi thẳng vào phía sau, chỗ có tấm màn, ngăn nơi làm việc với cái pḥng nhỏ có kê cái giường làm chỗ nghỉ ngơi của tôi. Ông đảo mắt nh́n pḥng rồi hỏi:

- Pḥng này của mấy ông hay của mấy cô ?

Chẳng là trên tường có treo chiếc áo dài của một chị Nữ Quân Nhân. Đặc biệt ở Huế, các Nữ quân nhân và Nữ trợ tá xă hội được phép mặc thường phục (áo dài) khi đi làm, nhưng khi đến chỗ làm việc th́ phải thay quân phục Nữ quân Nhân, và chị này đă treo nhờ vào phía sau ấy. Trung Tá trưởng khối vội đỡ lời:

- Tŕnh Thiếu Tướng đây là pḥng của Th/Úy Ng mới về.

Ông im lặng không nói ǵ rồi bước ra. Ngay sau đó tôi đă được Trung Tá Trưởng khối nhắc nhở nên đă dọn dẹp lại ngăn nắp đàng hoàng. Ít hôm sau, nhận lệnh của Tư Lệnh, Đại Tá Tham Mưu Trưởng đi kiểm soát lại  và may cho tôi một lần nữa, nhưng một pḥng khác th́ đă nhận ngay lệnh phạt v́ bừa băi lộn xộn giấy má đồ đạc và cả nồi bếp nấu ăn .

Người ta nói Tướng Trưởng hút thuốc lá nhiều nhưng tôi chưa thấy ông lần nào hút thuốc trước mặt mọi người và thuộc cấp. Tôi khó chịu khi đọc một bài trên một website nọ, chỉ trích về cách thức cầm điếu thuốc của Tướng Trưởng, cũng như nghi ngờ về tư cách, tài chỉ huy và sự trong sạch của ông mà trong đó có nhiều chi tiết không đúng với lời lẽ gần như thù hằn cá nhân. Tôi nghĩ lời chê trách này chắc cũng đă đến tai ông lúc ông c̣n tại thế, nhưng ông vẫn làm thinh, không cố chấp. Đó cũng là một điểm son của ông vậy. Các sĩ quan trung tâm hành quân vẫn thường kể lại gặp lúc t́nh h́nh căng thẳng v́ đụng trận, ông ngồi hàng giờ trước bản đồ lớn hành quân trên tường, theo dơi và chỉ thị, hút hết diếu thuốc này đến điếu khác. "Gu" của ông là 555 đầu lọc. Trong cặp táp của sĩ quan tuỳ viên, nghe nói bao giờ cũng có một cây 555 sẵn sàng. Chuẩn tướng Vũ Văn Giai lúc c̣n là Đại Tá chỉ huy trưởng tiền phương, hút Pallmall đỏ, nhưng vai áo trái lại có bao 555.

Mới đây đọc trong phần sơ lược tiểu sử của Tướng Trưởng, thấy ông có viết ba cuốn sách băng tiếng Anh về chiến lược chiến thuật và kinh nghiệm chiến trường . Nhớ lại hồi đó, trong những lần họp thuyết tŕnh, ông luôn luôn tŕnh bày bằng tiếng Việt và có thông dịch viên dịch lại cho các cố vấn, ngay cả khi tiếp xúc phái đoàn báo chí cũng vậy, ông đều trả lời các câu hỏi bằng tiếng Việt và được thông dịch ra tiếng Anh, nhưng khi chuyện tṛ riêng ngoài pḥng họp th́ ông dùng tiếng Anh với họ. Điều này chứng tỏ ông là người tự trọng và có tinh thần dân tộc. Ông đi thị sát bất kể giờ giấc ngày đêm, lúc nào cần dù khuya khoắt cũng thấy ông lên trực thăng cùng đại tá cố vấn và phi hành đoàn. Có câu chuyện truyền miệng rằng có lần ông xuống một tiền đồn nào đó rồi ỏ lại ngủ đêm với anh em binh sĩ, nói chuyện hỏi han đời sống và nhu cầu của họ mà không ai hay Để hôm sau mọi người mới bật ngửa ra hồi hôm họ đă nói chuyện với ông tướng Tư lệnh Sư đoàn.

Nói về những chiến công của Tướng Trưởng, trong bài được phổ biến mới đây nhân lúc ông qua đời chỉ nhắc tới những chiến công tiêu biểu . Thực ra, chiến công của ông trải dài từ khi nắm trung đội trưởng rồi đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng... cho đến tư lệnh quân đoàn. Ông là vị tướng trấn ải địa đầu giới tuyến đối đầu với Bắc Cộng từ những năm 1966 cho đến 1975. Thời gian gián đoạn 1970-1972 là lúc ông về Quân Đoàn IV. Ba lần sao mọc trên áo trận ông đều từ vùng hoả tuyến này . Quân CSBV không thể nào không “điều nghiên” về vị tướng mà chúng cho là hắc tinh của chúng. Tuy vậy chúng vẫn phải công nhận ông là một vị tướng tài và can đảm có thừa . Điều này chứng tỏ trong một quyển sách của chúng nói về trận Mậu Thân Huế năm 1968. Hồi đó, giữa lúc bom rơi, đạn nổ đầy trời, ông một ḿnh giữa khuya chạy xe vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh để điều động lực lượng cơ hữu chống trả, đẩy lui cuộc đột nhập của chúng vào Mang Cá . Và rồi khi cả kinh thành Huế tạm thời thất thủ trong tay bọn chúng gần tháng trời, th́ yếu khu Mang Cá, một ốc đảo nhỏ nhoi nằm trong hoàng thành vẫn được giữ vững cho đến ngày lực lượng tăng viện VNCH giải toả hoàn toàn. Đồng bào và toàn thể quân cán chính hai tỉnh Quảng Trị Thừa Thiên, đều ngưỡng mộ ông rất mực ở tài năng và đức tính liêm khiết của ông dù ông không phải người nói tiếng Huế. Chính điều này cũng là một yếu tố tâm lư quan trọng giúp ông trong việc tái chiếm cổ thành Quảng Trị.

tuongtruongdianh.jpg

Hôm tang lễ của ông, ngoài thân nhân ra, chưa thấy một đám tang nào lớn như vậy. Số người thăm viếng và đưa tiễn trong hai ngày có đến cả ngàn. Ngoài những cựu tướng lănh và thành phần sĩ quan cao cấp, c̣n rất nhiều đoàn thể, hội đoàn cựu quan nhân, cán chính, các đảng phái quốc gia, và Cảnh Sát Quốc gia . Báo chí việt ngữ vùng thủ đô không tờ nào không đăng phân ưu với niềm tiếc thương vô hạn . Nghe nói  trước khi mất, ư ông chỉ muốn tang lễ cử hành trong giản dị, không phủ quốc kỳ, nhưng cảm phục và kính trọng một vị tướng tài ba và đức độ, nhưng đă không gặp thời nên toàn thể anh em cựu chiến sĩ và đồng bào trong vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đă xin phép thân nhân được cử hành theo lễ nghi quân cách và có phủ cờ và trao cờ . Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, cựu tư lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, thuộc Quân Đoàn I đă lên bày tỏ cảm tưởng vô cùng xúc động cũng như tỏ ḷng ngưỡng mộ một vị chỉ huy thực tài, nhưng đă không thi thố được tài năng ấy để cuối cùng đành phải ôm hận ngàn thu mang xuống tuyền đài . Cựu Chuẩn Tướng Phan Hoà Hiệp đă đại diện các hội đoàn quốc gia và cựu quân nhân trao lá cờ VNCH đă được đại diện các quân binh chủng xếp gọn lại từ trên linh cửu của người để trao tận tay phu nhân Tướng Trưởng.

Khi linh cửu đă được đưa vào trong ḷ hoả táng cùng với tiếng tụng niệm của các Hoà Thượng và Ban Hộ Niệm, rồi nắp cửa ḷ đóng lại và khi tiếng rờn rợn của ḷ hoả táng rít lên như tiếng gió hú, ai nấy ngẩn ngơ thương tiếc cho một đời người phù du mới c̣n đó mà đă mất đó .Tôi đứng nghiêm trước pḥng hoả táng đưa tay chào linh hồn người một lần chót. Xin vĩnh biệt người và xin chúc người ngàn thu an giấc, từ nay không c̣n mang niềm uất hận v́ những hệ lụy nhân sinh. Nghi lễ tiễn đưa vị tướng lỗi lạc một thời diễn ra trong nhà funneral vào một ngày mùa đông, bên ngoài có tuyết bay nhẹ và lặng lẽ không có cả tiếng súng tiễn đưa.

 

Viết xong tại Virginia, ngày 3 tháng 2, 2007

NP

buidzinhprofile.jpg

      
 
KƯ-ỨC VỀ CỰU TƯ-LỆNH BÙI-DZINH
 
  Website Sư-đoàn 9 Bộ Binh nhận được hai bài viết dưới đây của ông Bùi Dzũng, nhận là trưởng nam của cựu Tư Lệnh Bùi Dzinh, gửi từ
France để được đăng trên trang nhà SD9BB. Tôn trọng ư kiến của dư luận, chúng tôi xin được trích đăng nguyên văn hai bài viết này như một hồi kư để làm phong phú thêm tài liệu cho SD9BB vào những năm tháng đầu phôi thai thành lập và không có một mục đích chính trị nào . Trân trọng .
 WebsiteSD9BB
 

Thưa các anh phụ trách Web site SĐ 9 BB,
      Thật đáng làm tiếc  !. Sau ngày 30/4/1975 v́ sợ VIệt Cộng trả thù quá đổi nên Mẹ tôi đă đốt hết tất cả những Album Kỹ niệm của Sư đoàn 9 BB bao
gồm cả những tấm ảnh cuả Ba tôi lúc tại chức chụp chung với cố TT Ngô đ́nh Diệm ,cậu Ngô d́nh Trác (con ông cố vấn NDNhu tháp tùng
có cả Đại uư Đổ Thọ nhân chuyến kinh lư của TT NĐD ở Quy nhơn vào đầu năm 1962) ,Tỉnh trưởng Tỉnh B́nh-Định ông Bùi thúc Duyên và Bộ trưởng Nội
vụ ông Bùi văn Lương , các vị tướng như Trần văn Đôn ,Nguyễn ngọc Lể, Lê văn Nghiêm, Lê văn Kim, Nguyễn văn Là . ..Tướng t́nh báo Mỹ như Timmes
Đại tướng Paul Harkins...Tất cả các vị đó đều có đến thăm viếng và quan sát  việc thành lập huấn luyện của Sư đoàn .và  kư vào sổ lưu niệm của Sư đoàn
..Tôi c̣n nhớ ngày thành lập Sư đoàn vào đầu năm 1962 ngoài phần thao diễn cơ -bản c̣n có phần bắn biểu diển của Pháo binh SĐ rất ngoạn mục ở Trung tâm huấn luyện Phù-Cát cho đồng bào ở địa phương vào xem , với khả năng tác chiến và sức mạnh vủ trang đó chúng ta có thể biết  đây là một Sư- đoàn bộ binh cơ- động đầu tiên cuả Quân đội VNCH được thành lập phỏng theo mô h́nh của các sư đoàn Hoa Kỳ ( tham khảo lại trong các tài liệu của Toà Đại sứ Mỹ hoặc cơ quan MACVI viện trợ quân sự Mỹ ở VN) mà cấp số ngoài ba Trung đoàn tác chiến c̣n có các Tiểu đoàn Truyền- tin ,Quân- cụ ,Công -Binh,Pháo- binh,Quân- Y,Cơ -giới ..v.v..quân số có thể đến gần 30 ngàn người.
    Kỳ  nghĩ Hè năm 1962 ,tôi có đi An -Khê thăm Ba tôi giữa lúc ông  đang hành quân ở đó với các chiến sỉ của Sư đoàn 9 BB,trong trách nhiệm Tư lệnh Sư-đoàn kiêm luôn Tư lệnh Khu chiến thuật  ông đă tài t́nh chỉ huy  rất ăn ư với các chiến sỉ thuộc các Tiểu đoàn Biệt -động quân ,Thuỷ- quân lục- chiến ( do Thiếu tá Lê nguyên Khang chỉ huy ) và các đơn vị địa phương ,đă mỡ ra các cuộc hành quân phối hợp chung trong Khu chiến thuật 21 bao gồm các
tĩnh B́nh Định ,Phú yên,Phú Bổn,Quăng Đức . Trong dịp này tôi đă được chú Trung sỉ Liên ( tài xế của Ba) đưa ra tận chổ xem ông cùng các chiến sỉ thuộc quyền lên các máy bay trực thăng Boomerang (lúc đó trông rất giống h́nh quả chuối) bay  vào trận địa . Các cuộc hành quân này mang những cái tên :- " Dân-Thắng,Nguyễn-Huệ...." c̣n các mă số gọi tiếp của nó th́ tôi không c̣n nhớ nữa (lúc đó tôi vừa học xong lớp Đệ lục ).Chiến thắng  từ các cuộc hành quân này mà Sư đoàn 9 BB đă đè bẹp ,tiêu diệt hầu như toàn bộ   Sư đoàn "Sao Vàng " của giặc cộng mà địa bàn hoạt động khuấy rối tại các quận
Phù-Cát ,Phù-Mỹ , đèo Phù- Ly ,Tam-quan và Bồng -sơn ,khiến chúng không thể ngóc đầu lên được v́ bên cạnh đó các ấp chiến lược củng được bảo vệ
chặt chẻ với các đơn vị  Bảo an và Dân vệ của các Chi khu ,Tiểu khu tại mỗi Tỉnh. Đêm đêm  nghe đài phát thanh Giải phóng chúng nó nguyền rủa và chửi Bùi Dzinh là "thằng Đại tá Bắc kỳ ác ôn " đă tung quân tấn công và nă pháo binh vào chổ chúng nó quá thể đến nỗi gây thương vong tổn thất rất cao nên chúng nó bị tê liệt hoàn toàn !. Quả thật  ,tôi biết có một  ngày nọ... Hai ông chuẩn uư :- Vỏ ngọc Xoàn  tuỳ viên của Đại tá Dzinh  (sau này  là Thiếu tá ở Đặc khu Côn Đảo-Phú quốc) và  Bùi Minh  Quân cảnh Sư đoàn 9 ( sau này là Đại uư Lực luợng Đặc biệt ở Mộc-Hoá ) v́ thích món thịt rừng nên nữa đêm cùng đánh chiếc xe je ep và đem theo hai khẩu carabine M1,M2 từ Thị xă Quy nhơn trực chỉ đi về quận An lăo để săn con Mang, con Mễn về làm đồ nhậu . Không phải họ to gan lớn mật ǵ cho lắm ? ! ,nhưng chuyện kể lại để thấy thời gian đó (1961_1963) vùng Liên khu 5 của giặc cộng đă hoàn toàn do các chiến sĩ Sư đoàn 9 BB nắm quyền chủ động, v́ thế sau khi xảy ra trận Ấp Bắc vào giữa năm 1963 tại Cai lậy thuộc tỉnh Định Tường trong vùng trách nhiệm của Sư đoàn 7 BB mà sự thiệt hại về phía quân đội ta củng không phải nhỏ ( bị cháy vài chiếc M 113 và rơi vài chiếc trực thăng ! ) Lập
tức Bộ Tổng tham mưu QLVNCHđă thay đổi chiến thuật ,cho lệnh di chuyển Sư đoàn 9 BB vào vùng IV ở miền Nam ngay .Đây chính là lần cơ động thứ nhất của Sư đoàn 9 BB mà các chiến sỉ vốn đă quen thuộc lối đánh ở vùng rừng núi miền Trung nay phải thay đổi chiến trường  với vùng đồng bằng Nam bộ nhiều sông ng̣i , kinh lạch và śnh lầy....Và rồi họ đă nhanh chóng thích nghi với địa h́nh địa vật mới qua tài chỉ huy của các vị Tư lệnh kế nhiệm Ba tôi ; Chiến sỉ SĐ 9 BB đă liên tục tạo nên các chiến tích thần kỳ qua những lần cơ động về sau như hành quân qua Kampuchia,giải cứu An lộc..v.v...
      Kể về Phù hiệu của Sư đoàn 9 BB ,Tôi được Ba tôi cho biết đây là mẫu được Đại tướng Lê văn Tỵ lựa chọn trong các mẫu mà ông đă đệ tŕnh : -Màu
đỏ tượng trưng sự dũng cảm ,hăng say ,nhiệt thành ,Màu xanh tượng trưng cho sự an lành ,hy vọng hướng về tương lai ,Mũi tên đen nói lên sự cơ động nhanh nhẹn , sự mạnh mẻ và độ cứng của kim khí và Màu trắng số 9 biểu lộ  tinh thần trong sáng của các chiến sỉ cộng hoà v́ dân dẹp giặc. Sau này  lớn lên và phục vụ trong quân đội, mỗi khi nh́n thấy chiếc phù hiệu này trên vai áo trái của các chiến sỉ Sư đoàn 9 BB ḷng tôi thầm nhớ biết bao kỹ niệm và cảm phục vô vàn công lao hy sinh xương máu của các chiến sỉ oai hùng xuất phát từ vùng đất vỏ Tây-Sơn.
       Bùi-Dzũng.
 

Kính thưa Quư niên trưởng,
 
           Tôi rất cảm động khi nh́n lại được tấm ảnh của ba sĩ quan cao cấp của Quân đội VNCH cùng nhau "Pic nic "  trong thời gian du học khóa
Tham mưu cao cấp tại Hoa -Kỳ vào năm 1959. và đă xem bài viết của tôi đă được đăng kèm theo.Hy vọng là quư niên trưởng sẻ c̣n sưu tầm thêm
được những tài liệu và h́nh ảnh quư giá đầy kỷ niệm cho trang nhà SĐ9BB ngày càng dồi dào và phong phú hơn.
         Tiếp theo ,tôi  xin mạn phép chuyển tiếp bài viết tóm tắt một đoạn đường binh nghiệp thăng trầm của Đại tá Bùi Dzinh cùng ḷng trung thành của ông
đối với cố Tổng thống Ngô đ́nh Diệm mặc dầu ông không phải là đảng viên của đảng Cần Lao ! để bổ túc và đóng góp thêm vào trang quân sử của Sư- đoàn 9 BB.
 ( Dang Unicode)
     Đại Tá Bùi Dzinh, Thủ Khoa Khóa 3 VBLQĐL
      Từ một thiếu uư ra trường vào năm 1951 mà đơn vị đầu tiên là Tiểu đoàn lưu động 21(một đơn vị tiền thân của Sư đoàn 1 BB về sau), ông Dzinh đă
dũng cảm chiến đấu trên các chiến trường và với nhiều lần thương tích đầy ḿnh. Người  sĩ quan Khoá trưởng khoá Trần hưng Đạođă làm cho các bạn đồng khoá hãnh diện khi mà  chẳng bao lâu sau ... vào năm 1958, đă thay thế Trung tá Nguyễn văn Vĩnh nắm quyền chỉ huySĐ 15 khinh chiến đóng tại Dục Mỹ, tiếp đó dời sư đoàn về Ban mê Thuột. Tại đây, Sư đoàn được cải danh lại là sư đoàn 23 BB. V́ vậy có thể nói ông Bùi Dzinh là  vị Tư lệnh đầu tiên của hai Sư đoàn 23 BB (1958) và Sư đoàn 9 BB (1962). Ngoài ra , ông Dzinh c̣n là tư lệnh phó Sư đoàn 21BB (vào năm 1960) mà Đại tá Trần thiện Khiêm (* ) là Tư lệnh. Năm kế tiếp ông ta cũng là Tư lệnh phó Sư đoàn 5 BB  (1961) mà Đại tá Nguyễn đức Thắng là Tư lệnh; trước khi được thăng chức Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 9 BB vào năm 1962; ở sư đoàn này vào thời gian đó không có Tư lệnh phó!
Mà chỉ có một người bạn đồng khoá 3 VB là Trung tá Tôn thất Đông  làm tham mưu trưởng (sau này là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh B́nh và là dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Ngoài ra c̣n có ba  Trung Đoàn trưởng là  các ông Thiếu tá Chương dzềnh Quay (là Chuẩn tướng tư lệnh
SĐ 21 BB), Thiếu tá Nguyễn  Cả (Đại tá Chánh văn pḥng phủ Tổng thống Nguyễn văn Thiệu),Thiếu tá Trần đ́nh Thọ (sau này là chuẩn tướng ở Bộ
TTM).
      Đời binh nghiệp ông Dzinh chấm dứt vào giữa tháng 11/1963 v́ đă không tán thành cuộc đảo chánh lật đổ và giết hai anh em
Tổng Thống  Ngô đ́nh Diệm và ông Ngô đ́nh Nhu vào ngày 01/11/1963  của nhóm Sĩ quan cao cấp lập thành "Hôị Đồng  Quân Nhân Cách Mạng "do
trung tướng Dương văn Minh đứng đầu...( **).  Được giấy nghỉ dài  hạn không lương...Vài năm sau đó th́ ra Hội đồng Giám định y khoa (Trung tâm miễn dịch) nhận giấy giải ngũ với cấp độ tàn phế 100°/° v́ ba miểng đạn Mortier thời kỳ năm 1954 c̣n ghim trong hộp sọ cho đến ngày hôm nay...
      Năm 1965 ông Dzinh cùng các ông Thiếu tướng Lâm văn Phát, các Đại tá Huỳnh văn Tồn, Nhan minhTrang, Phạm ngọc Thảo,Trung tá Lê
hoàng Thao ,Đại tá Trương văn Chương , Đỗ văn Diễn...  làm cuộc chính biến ngày 19/2 nhằm lật đổ Quốc trưởng Đại tướng Nguyễn Khánh với mục đích 
là để ổn định t́nh h́nh rối ren về chính trị cũng như quân sự trong thời điểm này. Việc làm  này thất bại v́ không được sự ủng hộ của người Mỹ .
Ông Dzinh bị bắt vài tháng sau đó và bị giam hai năm ở nhà tù Chí Hoà, măi đến 01/4/1967 nhân dịp TT.Nguyễn văn Thiệu ban hành hiến pháp của nền Đệ
Nhị Cộng Hoà, ông mới dược  trả lại tự do ...
      Ngày 30/4/1975, ông Dzinh và gia đ́nh ở lại VN v́ không có phương tiện trốn chạy như bao người khác. Mặc dầu giải ngũ đă lâu ông vẫn bị nhà nước Cộng sản bắt đi  cải tạo ở ngoài miền Bắc cùng với các sĩ quan cao cấp của Quân đội VNCH (Liên tục chuyển qua các  trại giam
Hoàng liên sơn - Yên bái - Hà nam ninh). Năm 1978 trong  tù cải tạo ,ông bị tai nạn lao động trong lúc đốn cây v́ kiệt sức bị cây ngă va mạnh vào đầu máu
đổ ra cả mắt lẩn mũi và miệng đến ngất  xỉu và hôn mê   nhiều ngày ,rất là trầm trọng... Do vậy mà đến nay  một số bạn tù cải tạo ở chung trại  trong thời kỳ này tưởng rằng ông Dzinh sẻ không qua khỏi và đă chết rồi! (Lư do là các tù nhân
thường xuyên bị cách ly và chuyển sang các trại giam khác ).
     Sau tai nạn này ông đă bị mù một con mắt và sức khỏe giăm sút ,ông được tha về vào giữa năm 1980; Không được ở yên v́ lệnh
chính quyền địa phương cưỡng bức đi khu Kinh tế mới; chỉ vài tháng sau ông cùng hai người con vượt biên đến Trại tỵ nạn Thái lan bằng đường biển, cuối
cùng đă quyết định đi tỵ nạn tại nước Pháp.
     Tóm tắt những gịng kể trên là những điều mà tôi biết được về ông Dzinh. Ông ấy không tỏ ḿnh ra trước mọi người; chán ghét chiến tranh và buồn thân
phận lưu vong; ông không muốn nói nhiều với
thế hệ con cháu về cuộc chiến tranh VN trước đây. Hầu như ông muốn giữ cho ḿnh được một sự thanh thản ở độ tuổi 78 cho đến cuối đời; không buồn
viết nhật kư hay tiểu sử đời binh nghiệp như một số quư vị tướng lãnh lưu vong thường làm (để tự đề cao ḿnh và bôi nhọ cho người khác), bằng cách viết sách để biện hộ cho những việc làm của họ đă gây ra vào thời kỳ trước năm 1975...
     Bùi Dzũng
 Chú thích:
 * Ngày 11/11/1960 Sư đoàn 21BB dưới quyền chỉ huy cuả Đại tá Trần thiện Khiêm từ  Cần Thơ hành quân về Sài G̣n để dẹp nhóm sỉ quan phản loạn làm một cuộc đảo chánh  do Đại tá Nguyễn chánh Thi  Chỉ huy trưởng Lữ đoàn  Nhảy dù cầm đầu .Đại tá Khiêm cùng Bộ tham mưu Sư đoàn 21BB dừng lại  ở Bến-Lức ,c̣n Trung tá Bùi Dzinh đă đưa một bộ phận (gồm cả Bộ binh
lẫn Pháo binh) của Sư đoàn vào ngay  Phú Lâm  để giải toả một dơn vị quân đảo chánh là Tiểu đoàn 8 nhảy dù do Tiểu đoàn trưởng là Đại úy Trương
quang  Ân đang đóng chốt ở đây.
 ** Đại tá Bùi Dzinh có ư định đưa một phần lực lượng của Sư đoàn 9 BB về Sài g̣n chống đảo chánh ,nhưng cuối cùng v́  tôn trọng
"Hệ thống quân giaỉ " nên đă  "Án binh bất động" theo lệnh của Thiếu tướng Huỳnh văn Cao Tư lệnh Quân đoàn IV .  Trong hai ngày 01 và 02/11/1963
trong những lần nói chuyện với nhau qua điện thoại Đại tá Dzinh không hề  biết  là cá nhân Thiếu tướng Cao cũng đă bị người của phe đảo chánh Trung tướng Dương văn Minh đưa về khống chế ở BTL/QĐ IV .?!

Kính thua các Anh phụ trách wrbsite SD9BB,

Tôi đă xem lại bài viết va xin được đính chánh một số chi tiết sai lầm như sau: Ba vị Trung đoàn truởng vào thời kỳ 1962-1963 là các ông:

- Chuơng Dzềnh Quay (TRD 14 tại Phù Cát)

- Nguyễn Cả (TD13 tại Phú Thạnh) và

- Phan Minh Thọ (TRD 15 tại An Khê) chu' không phải là ông Trần Đ́nh Thọ nhu đă viết .

Ngoài ra xin bổ túc thêm một chi tiết chính xác hơn trong biến cố ngày 11/11/1960 :

- BTM Su doàn 21 dừng lại ở An-Lạc rồi Trung tá Bùi Dzinh tu lệnh phó SD21BB cùng Đại úy Luu Yểm TDT TD 3/33 đua các chiến sĩ thuộc TD này vào giải toả TD 8 ND đang đóng chốt ở tại Phú-Lâm.

Thành thật cáo lỗi v́ những chuyện đă lâu hơn 40 năm qua!

Thân kính,

BDzung

Ngoài ra nếu tôi không lầm th́ Đại úy Lưu- Yểm về sau là Tiểu khu truởng kiêm Tỉnh trưởng Tỉnh Biên- Hoà th́ phải ? Và Thiếu ta Phan- minh -Thọ Trung đoàn truởng TRD 15 la Dại tá Tỉnh truởng kiêm TKT tiểu khu B́nh- Định .

Sẽ chuyển lời vấn an của các anh đến Thân phụ tôi ,chắc người sẽ vui tuy hiện nay sức khoẻ có phần giảm sút so với các năm truoc ,nhung tinh thần th́ rất minh mẫn và hay đọc sách nghiên cứu về tôn giáo và Sử kư Dịa lư Thế giới và rất là hâm mộ các môn thể thao nhất là Bóng tṛn như lời Đại tá Phạm bá Hoa đă có kể lại trong tác phẩm "Đôi gịng ghi nhớ " .

Kính chào

BDzung.

 

Người Đẹp Long Hồ




Huỳnh Công Ân


(Kính tặng hương linh cố thiếu tá Bùi văn Ba *, tiểu đoàn trưởng 3/16, sư đoàn 9 bộ binh)

Bộ chỉ huy trung đoàn nằm cạnh bờ sông, phía dưới cầu và đô’í diện với chợ Ngă Tư. Hoàng ít khi lui tới bộ chỉ huy trừ phi đến lănh lương v́ hâụ cứ cúa tiểu đoàn anh nằm trong khuôn viên của trung đoàn. C̣n tiền cứ của tiểu đoàn anh th́ ở xă Phước Hậu, gần thị xă Vĩnh Long hơn. Nhưng vào những ngày tiểu đoàn không đi hành quân th́ anh chạy Honda từ tiền cứ đến quán ăn của một anh trung sĩ làm việc trong bộ chỉ huy trung đoàn phía bên này cầu. Quán này chuyên nấu cơm tháng cho các sĩ quan làm việc ở bộ chỉ huy và thỉnh thoảng nấu luôn cho các sĩ quan của các tiểu đ̣an nhưng khác một điều những người sau này ăn bữa nào th́ trả bữa ấy.
Bước vào quán, Hoàng nhận thấy sự khác biệt giữa các sĩ quan tác chiến và các sĩ quan văn pḥng qua quân phục của họ.Các anh tác chíê’n th́ tóc tai bù xù, đội mũ vải, mặc áo bốn túi, ống quần bỏ ngoài, bốt đầy bùn śnh. Trái lại các anh văn pḥng th́ tóc tai cao ráo, đội mũ lưỡi trai, quần áo hồ cứng, huy chương đầy ngực, ống quần bỏ trong, bốt đánh xi láng coóng.
Hoàng giơ tay chào một vài sĩ quan quen mặt đoạn t́m môt cái bàn trong góc gọi cơm và thức ăn. Chợt anh trông thấy ở bàn bên cạnh có dáng một cô gái quen ngồi với một quân nhân. Cô gái quay lại nh́n anh và gật đầu chào. Th́ ra là Lài. C̣n anh quân nhân kia là Tấn, chuẩn úy đề lô pháo binh của sư đoàn. Tấn quay mặt nh́n nơi khác khi bắt gặp ánh mắt của Hoàng.
Hoàng vẫn thấy đau nhói trong tim dù hơn một tháng nay anh tự nhủ sẽ quên đi người con gái đen bạc đó. Anh quen với Lài cách đây sáu tháng. Một buổi chiều, sau khi ăn cơm ở quán này ra, anh cao hứng chạy Honda qua bên kia cầu hóng mát. Khi định quay trở lại cầu th́ anh chợt trông thấy bên kia đường có một cô gái thật đẹp, ăn mặc đơn giản, ngôi trên môt cái sạp, phía sau các thúng trái cây đang nh́n anh. Bỗng nhiên cô nàng gật đầu chào anh. Hoàng ngạc nhiên bảo thầm:" Hóa ra ở đây cũng có môt tuyệt sắc giai nhân mà ḿnh không biết. Cô nàng lại chào ḿnh dù không quen biết. Hay là ḿnh thử đến làm quen với cô nàng."
Anh quày xe sang bên kia đường và đạp thắng khi xe đến trước sạp bán trái cây của nàng.Anh trả số, tắt máy xe, dựng xe lên, bước xuống và đến trước nàng. "Lính mà em", Hoàng tự nhủ "gặp gái cũng giống như gặp địch, ta phải tấn công ngay."
Anh gật đầu chào và hỏi:" Xin lỗi cô, h́nh như cô ở đâu mới về ở đây?" Cô gái nhoẽn miệng cười đáp:" Chuẩn úy nói đúng, em mới ở Tam B́nh về đây ở tạm nhà của d́ em để học may.D́ em bận ở dưới bếp, em ra đây trông hàng giùm cho dĩ"
. Hoàng tấn công tiếp:" Cô học may dưới chợ Ngă Tư phải không? Bộ ở chợ Tam B́nh không có chỗ dạy học tṛ học may hay sao?".
Cô gái dịu dàng đáp:" Chắc Chuẩn Úy cũng biết,ở dưới Tam B́nh lúc rày không yên, hai bên đung độ nhau hoài. Do đó ba má em cho em lên đây học may an toàn hơn.
" Bây giờ Hoàng mới quan sát kỹ người con gái đối diện. Nàng trạc độ 18 tuổi.Tuy nàng chỉ mặc một bộ đồ ba bà đen đơn giản nhưng sắc đẹp của nàng chắc sẽ làm cho bất cứ người đàn ông nào cũng phải say đắm.Gương mặt trái soan với đôi mắt đen láy, sóng mũi cao, môi trái tim, má lúm đồng tiền. Thân h́nh nàng trong dáng ngồi y như những tranh vẽ các thiếu nữ của họa sĩ Lê Trung ở trang b́a các tờ báo Xuân mà khi c̣n nhỏ Hoàng đă mê mẫn cắt dán trước bàn học của ḿnh.Bộ ngực nàng phập pḥng theo từng lời nói thốt ra từ cửa miệng xinh xắn. Đôi bàn tay nàng nhỏ nhắn với những ngón tay thon dài như những búp măng. Da nàng trắng hồng càng nổi bật trong bộ quần áo đen đang mặc. Hoàng chợt nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Du:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên ǵ hay không?
Hoàng năm nay 24 tuổi, đă trải qua một vài cuộc t́nh, nhưng những người con gái anh đă quen là những người con gái thành thị nên anh nghĩ rằng họ không sống thật với chính con người của họ.Lần này anh gặp một cô gái miền quê nên anh có cảm tưởng chắc không có ǵ bí ẩn trong tâm hồn một cô thôn nữ mộc mạc của nàng. Biết đâu lần này là câu trả lời khẳng định cho câu thứ hai trong cặp câu thơ trên của Nguyễn Du .
Trong khi Hoàng miên man suy nghĩ, cô gái lại hỏi anh:"Chuẩn Úy cũng thuộc trung đoàn 16? Chắc Chuẩn úy làm việc ở bộ chỉ huy trung đoàn bên kia sông?" Phản xạ tự nhiên của một quân nhân khiến Hoàng trả lời dè dặt:"Vâng, tôi thuộc trung đoàn 16 nhưng ở đơn vị tác chiến đóng xa đây. Hôm nay tôi xuống bộ chỉ huy lănh lương." Hoàng bằng ḷng với câu trả lớ của anh v́ anh không nói dối với nàng mà cũng không nói rơ đơn vị và chỗ trú đóng của anh. Cô gái nói sang chuyện khác:"Mời Chuẩn úy ngồi ghé xuống sạp. Nhà em nghèo Chuẩn úy đừng chê. Chuẩn úy có muốn ăn ǵ không? Có cam Tam B́nh nổi tiếng ngọt ổi xá lị rất lớn và quít múi thật dày. Em gọt cho Chuẩn úy ăn nghe!"
Trời ơi, Hoàng chưa ăn ǵ cả mà những lời của cô em Tam B́nh, mà không bây giờ phải gọi là người đẹp Long Hồ nghe sao mà ngọt lịm.
"Cô cho tôi một chục cam để tôi biếu một gia đ́nh quen ở Vĩnh Long".
Nàng thoăn thoắt lựa những trái cam to màu vàng óng ả bỏ vào một cái túi giấy để qua một bên, rồi lấy hai trái khác cắt ra để trên một cái dĩa và mời Hoàng:"Hai trái này là của em mời Chuẩn úy không tính tiền. Chuẩn úy ăn thử coi có ngọt như tiếng đồn không?" Hoàng thấy ḷng ḿnh tràn ngập hân hoan:"Tôi nhận lời với điều kiện là cô cùng ăn với tôi".
Đúng là:
Cái phút ban đầu lưu luyến ấy
Ngh́n năm hồ dễ mấy ai quên.
Và rồi, những lần sau, không chỉ là cùng ăn cam với nàng ở ngoài cái sạp trước nhà thỉnh thoảng Hoàng cùng ăn cơm với nàng trong nhà. D́ của nàng có vẻ chấp thuận sự quen biết giữa hai người và thường khéo léo t́m cách lánh mặt để hai người được tự do tṛ chuyện. Nàng có cái tên một loài hoa rất dân giả: hoa Lài mà hương thơm làm ngây ngất biết bao người. Hoàng biết rằng có rất nhiều người theo đuổi nàng, một số sĩ quan ở bộ chỉ huy trung đoàn và nhứt là Tấn, chuẩn úy đề lô pháo binh mà có lần anh vừa rời đơn vị hành quân về bộ chỉ huy trung đoàn có việc cần, xong công việc anh ghé tạt qua nhà nàng chợt trông thấy anh ta đang đứng ở trước sạp bán trái cây của nàng tán tỉnh. Trông thấy Hoàng, Lài mừng rỡ, anh chàng Tuấn cụt hứng bỏ đi lên cầu.
Hoàng cũng đă nghĩ đến việc tiến tới với Lài. Nàng không từ chối nhưng hỏi anh dám mời cha mẹ anh xuống gia-đ́nh nàng tận Tam B́nh dạm hỏi nàng cho anh không. Hoàng không dám hứa v́ thời kỳ này đường bộ từ Vĩnh Long xuống Tam B́nh bị cắt đứt, phương tiện duy nhất là trực thăng. Một sĩ quan cấp thấp như anh làm sao sử dụng được phương tiện đó. Ngoài ra c̣n vấn đề an ninh ở tại Tam B́nh. Anh đề nghị với nàng mời cha mẹ nàng ra Vĩnh Long để hai gia đ́nh tiện gặp nhau. Lài nói rằng cha mẹ nàng từ trước đến giờ không bao giờ rời bỏ quê quán dù t́nh h́nh có nguy hiểm đến đâu.
Hoàng không v́ sự khó khăn đó mà buông thả Lài. Thấy những địch thủ nặng kư cũng lăm le bắn sẻ nên anh ra tay trước. Môt hôm nhân tiểu đoàn về dưỡng quân, anh lấy xe Honda chở nàng đi Cần Thơ chơi rồi t́m cách níu kéo nàng đến trời sụp tối. Lấy lư do không thể trở về Vĩnh Long được, anh mướn khách sạn Tây Đô để hai người tạm nghỉ. Đêm đó việc ǵ phải tới đă tới. Hoàng đă hưởng được trọn vẹn hương sắc của đóa hoa đồng nội. Có một điều khiến anh hơi thắc mắc dù rằng anh có quan niệm rất cởi mở: nàng không c̣n là một cô gái trinh nguyên. Anh nhủ thầm: một người con gái đẹp như nàng ở một chỗ mất an ninh dễ bị những kẻ háo sắc dùng bạo lực chiếm đọat.
Sáng hôm sau trên đường về, chợt nàng hỏi Hoàng:
" Anh có khinh em không khi biết em không c̣n là con gái khi đến với anh?"
Hoàng trả lời theo quan điểm sống mới của anh nhưng trong ḷng vẫn thấy ấm ức v́ ḿnh không phải là người chủ trọn vẹn của đóa hoa tuyệt vời ấy.
Lài kể rằng, một đêm khi một trung đội Việt cộng đóng quân ở xă nàng th́ pháo từ quận bắn vào, tên trung đội trưởng núp chung hầm vời nàng lợi dụng nàng hoảng hốt đă cưỡng hiếp nàng. Lài nói rằng nàng thù hận bọn Việt cộng suốt đời. Nghe nàng kể, Hoàng cảm thấy thương xót nàng nên nỗi tiếc rẻ v́ không được là người đầu tiên đến với nàng tan biến. Hoàng tự nhũ :"Đó không phải là lỗi của nàng. Ḿnh phải càng thương yêu nàng hơn." Từ đó cứ vài tuần một lần, Hoàng đưa nàng đi chơi Cần Thơ hoặc Sa Đéc hoặc Long Xuyên, có khi mướn khách sạn ngay tại thị xă Vĩnh Long ở lại đêm với nàng. Một hôm, khi hai người nằm bên nhau trong khách sạn Tây Đô ở Cần Thơ, nàng hỏi:
" Mai về Vĩnh Long, anh lại nhà d́ em ăn giỗ ba của dĩ nhe!"
Hoàng kiếm cách từ chối v́ ngày mai đơn vị của anh sẽ tham dự một cuộc hành quân cấp sư đoàn ở quận Tam B́nh. Anh nói dối rằng anh phải về Bộ tư Lệnh Sư đoàn ở Sa Đéc để làm một vài việc hành chánh cho đơn vị.
Lài lại hỏi:
" Ủa sao anh ở đơn vị tác chiến lại không đi hành quân, nghe nói ngày mai có một cuộc hành quân lớn lắm."
Hoàng giựt ḿnh, cảnh giác:
" Ai nói với em vậy?" Lài trả lời: " Em nghe mấy ông sĩ quan ở Bộ chỉ huy Trung Đoàn bàn với nhau hồi sáng ở quán nước cạnh tiệm may của d́ em."
Hoàng chửi thầm: " Đ.M. mấy cha nội này chẳng chịu giữ bí mật quân sự ǵ ráo trọi." Anh nói giă lă:
" Anh không rơ, cấp trên bảo sao anh làm vậy."
Ngày hôm sau Hoàng về ban chỉ huy tiểu đoàn cho biết lệnh hành quân đă bị tiết lộ. Thế là kế họach hành quân được thay đổi.
Một buổi chiều sau khi hành quân về, nhớ Lài quá Hoàng lật đật thay đồ phóng xe t́m nàng. Khi đến nhà Lài, anh ngạc nhiên khi thấy cửa nhà đóng kín. Anh đẩy cửa bước vào. Cảnh tượng trước mắt làm tim chàng muốn đứng lại. Lài và Tấn, anh chàng đề lô pháo binh, đang âu yếm bón cho nhau từng con tôm rang vào chén.
Th́ ra Hoàng không phaỉ là người t́nh duy nhứt cuả Lài. Anh quay lưng bỏ ra ngoài. Lài chạy theo nắm tay anh lại và nói:
" Anh Hoàng, ở lại để em giải thích anh nghe."
Tấn cũng đứng dậy phân trần:
" Anh Hoàng, với tư cách chiến hữu tôi thề với anh, giữa tôi và Lài không có ǵ cả." Hoàng móc khẩu colt chiả vào mặt Tấn nói lớn:
" Anh câm miệng lại. Anh đă biết tôi quen với Lài trước mà anh c̣n tán tỉnh nàng, vâỵ anh đă có nghĩ gĩ về t́nh chiến hữu hay không? Giờ tôi nhường nàng lại cho anh, nếu anh giở thói Sở Khanh với nàng th́ anh sẽ khó sống với tôi."
Nói xong, Hoàng bỏ ra xe, đạp máy đi thẳng. Thế là xong một mối t́nh. Hoàng những tưởng ḿnh sẽ chấm dứt cuộc đời lang bạt bên cạnh bên một thôn nữ duyên dáng, chân thật. Nào ngờ! Thế ra không chỉ những người con gái thành thị dễ dàng phụ bạc người t́nh. Để quên đi người con gái đen bạc đó, từ đấy sau những ngày hành quân vất vả, Hoàng vùi đầu vào men rượu rồi sau đó t́m thú vui bên những cô gái gianghồ. Anh thầm nghĩ ít ra những người con gái này c̣n một chút ǵ thành thật hơn Lài và những người t́nh cũ trước cuả anh: họ làm t́nh để lấy tiền không cần màu mè ǵ cả.
* * *
Tiểu đoàn Hoàng lọt vào giữa hai gọng kềm của địch. Tiểu đoàn trưởng ước định bên cánh phaỉ của ḿnh lực lương địch yếu hơn bên kia nên có thể phá thủng ṿng vây. Nhưng phải nhờ pháo binh dập chúng không ngóc đầu dậy được mới mong thoát. Ông gọi sĩ quan đề lô pháo binh tới để gọi mấy con gà cồ gáy. Qua máy truyền tin, Hoàng nghe ông nói đến tên Tấn. Hoàng ngạc nhiên:
" Ủa, tên Tấn nào? Có phải cái thằng oan gia đó không? Hồi sáng, lúc họp bàn lệnh hành quân ḿnh đâu thấy nó."
Một lát sau tiếng gà cồ gáy rộ, nhưng Hoàng lại thấy khói bốc lên ở phía bộ chỉ huy tiểu đoàn.Hoàng chụp ống liên hợp, nghe tiếng thét của "Đại bàng" qua máy:
" Đ.M. tại sao gà cồ gáy tại bộ chỉ huy? Bộ tụi pháo binh điên rồi sao? Tấn đâu lại tao biểu. Đ.M. mày chơi tao phải không? Hết mấy em của tao rụng rồi.Tao đập mầy cho biết tay tao."
Lính tráng trong đại đội Hoàng nằm tại vị trí bảo nhau:
" Pháo binh bắn sai tọa độ !"
Hoàng suy nghĩ:
" Làm sao sai được, lỗi tại đề lô."
Thiệt hại bên ta trong cuộc hành quân đó: 3 binh sĩ chết, 1O bị thương, tất cả đều do pháo binh bên ta gây ra. Tấn bị An ninh Quân đội câu lưu.
* * *
Đại đội Hoàng được lệnh dập khẩu thượng liên ở b́a vườn cam để tiểu đoàn vượt qua. Trung đội của anh trực ngày hôm nay nên lănh trọng trách đó. Anh nâng khẩu M16 ngang tầm và chiả mũi súng về phía phát xuất những tia đạn của địch đồng thời hô to: " Xung phong!"
Binh sĩ trong trung đội của anh lập lại tiếng hô của cấp chỉ huy và dàn hàng ngang vừa chạy lên vừa bắn. Một vài người ngă guc dưới lằn đạn thượng liên của địch nhưng những người khác vẫn tiếp tục chạy lên. Hoàng phóng tới căn hầm có khẩu thượng liên của địch, tay bấm c̣ liêntục. Anh phóng lên ngay miệng hầm đúng lúc mũi khẩu thượng liên quay về phía anh. Anh rút chốt một quả lựu đạn ném vào hầm và lăn ḿnh tạt ngang ra xa miệng hầm. Một tíếng nổ long trời vang lên, khẩu thượng liên văng bật lên không, căn hầm sụp xuống. Hoàng chồm dậy cùngmột số binh sĩ phóng tới miệng hầm, chiả súng nổ thêm nhiều loạt nữa. Khi khói súng bắt đầu tan, Hoàng nhận thấy một xác người nằm vắt ngang miệng hầm, thân thể loang lỗ máu me nhưng gương mặt c̣n nguyên vẹn. Hoàng bỗng kêu lên:
" Trời ơi! Lài đây mà."
Tiếng Tiểu đoàn trưởng ôn tồn:
" Phải chính là Lài cậu ạ. Tôi biết cô ta là Việt cộng khi cậu c̣n quen với cô ta. Nhưng cậu đă không v́ t́nh cảm mà bán rẻ đơn vị và đồng đội. Chỉ có thằng khốn nạn Tấn v́ si mê Lài nên đă nhận làm nội ứng cho cô ta. Lài đă đền tội và Tấn cũng sẽ bị luật pháp trừng trị đích đáng."
…..
--------------------------------------------------
*Lời chú của tác giả: Theo lời kể cuả một thuyền nhân cùng ở chung trại tỵ nạn Mă Lai, Thiếu tá Bùi Văn Ba về sau làm Quận trưởng Vũng Liêm. Sau biến cố tháng 4 năm 75, ông bị bọn Việt cộng cột đá vào người d́m xuống sông cho chết. Nếu đúng như vậy, th́ tác giả xin dùng truyện ngắn này làm một nén hương ḷng thắp lên để tưởng niệm anh linh người chiến sĩ quá cố.

 

Xin xác nhận tin này là có thật và được xác nhận bởi Đại Tá Huỳnh Văn Chính, nguyên Trung Đoàn trưởng 16BB. Xin mời vào trang facebook của Nguyên Phùng để thấy h́nh của Thiếu Tá Bùi Văn Ba một thời oanh liệt bên Đại Tá Lê Trung Thành, nguyên Tỉnh trưởng Vĩnh Long.