HOME
HOI CUU QUAN NHAN
QUOC HAN 30 THANG 4
L- LAC & THONG-BAO/LINK
TIM THAN NHAN
THO-VAN HOI-KY

TRANG THƠ VĂN CỦA LÍNH 

KẺ NỘI THÙ


            Lời nói đầu: Bài viết này đuợc viết cách đây trên 10 năm, đă đăng tải trên website của Sư Đoàn 9BB/QLVNCH, và mới đây lại đuợc đăng trong Đặc San Hải Ngoại LONG PHI của SĐ9BB. Ngay sau khi đặc san được phát hành đă gây một số phản hồi của độc giả, đặc biệt là với các vị Tư Lệnh Sư Đoàn c̣n hiện hữu. Từ đó, do những chi tiết đuợc cung cấp, nay chúng tôi xin viết lại để đúng với sự thật và xin đuợc hủy bỏ và vô hiệu hoá bài viết trước đây.


            Biến cố Tháng 4 đen 1975 đă qua đi gần 41 năm. Nh́n lại quá khứ chúng ta Quân Lực VNCH, rất đáng tự hào về những chiến tích trong sự nghiệp bảo vệ quê hương và đồng bào, nhưng chúng ta cũng không khỏi phải nh́n lại những sai lầm và thiếu sót . Một trong những sai lầm tai hại đó là VNCH nói chung trong đó có Quân Lực VNCH, nói riêng đă thiếu cảnh giác và đề pḥng trong nội bộ để cho kẻ địch lợi dụng kẽ hở của tự do mà xâm nhập vào mọi ngơ nghách của chính quyền từ trung ương xuống đến địa phương, nằm vùng theo dơi thu thập tin tức, chờ cơ hội, như chúng ta đă thấy tiết lộ trong các tài liệu và bài viết sau năm 1975. Một trong những thủ đọan đó là chúng đă viết và kể lại những sự kiện sai lạc với các nhân vật có thật để mập mờ đánh lận con đen, đánh lừa dư luận. Câu chuyện sau đây là một trong nhiều tṛ bịp bợm đó.
           

            Trong các trại tù "cải tạo" của cộng sản thời gian những năm 1977-78, có lưu hành cuốn sách mang tựa đề "Người Sĩ Quan Không Trợ " của một bút hiệu với cái tên Nguyễn Khắc Lê-Kim . Nội dung nói về hoạt động gián điệp nằm vùng của một tên VC đội lốt một sĩ quan thuộc Sư Đoàn 9 BB/QLVNCH, đánh cắp những tài liệu quân sự,chụp h́nh sao lại rồi chuồn ra ngoài một cách êm thắm và an toàn, qua mặt nhân viên an ninh Sư đoàn dễ dàng . Dĩ nhiên câu chuyên có thể là giả tưởng và bịa đặt thêm nhưng tác giả Lê-Kim đă nhắc đến tên thật của các nhân vật liên hệ, ví dụ như Chuẩn tướng Lạc, Thiếu tá Ph, Trung Tá Ch, Đại Tá Q, Đại Úy T...Thật hư ra sao v́ đơn vị đă không c̣n nên không có ai kiểm chứng . Tuy nhiên nh́n lại quá khứ và căn cứ vào những sự kiện đă xảy ra, chúng ta có thể khẳng định rằng quả thật vào thời kỳ ấy miền Nam VNCH, có những kẻ nằm vùng ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS, gây náo loạn nhiễu nhương cho cho công cuộc trị an, trật tự xă hội miền Nam. Có những tên núp dưới chiêu bài tổ chức này nọ hoặc đội lốt tôn giáo và chúng đă chỉ xuất đầu lộ diện khi VNCH đă hoàn toàn sụp đổ . Trước nhất chúng ta tự hỏi tác giả Nguyễn Khắc Lê-Kim là ai mà biết rành rẽ về nội t́nh Sư Đoàn . Dĩ nhiên tác giả chưa hẳn là người sĩ quan không trợ trong chuyện nhưng có thể nào là người nằm trong bộ tham mưu Sư đoàn nằm ở đâu các pḥng ban hoặc đơn vị cơ hữu trực thuộc? Đây là câu hỏi và nay nhờ qua các vị sỹ quan đă từng bị đi tù trong nhà tù CS sau năm 1975 đă có đuợc câu trả lời. Sự thực là như thế này: Trong nhà tù CS, tất cả mọi người đều bị chúng viết cái gọi là kiểm điểm tự nêu ra các việc làm của chính ḿnh trong quá khứ mà chúng gọi là tội lỗi với "cách mạng". Mặt khác, c̣n phải nói về các vị chỉ huy của ḿnh, dĩ nhiên cũng phải kể tội, moi cái xấu ra chớ không được nói tốt. Không có cũng phải nói cho có và đặc biệt là các sĩ quan cao cấp từng nắm nhiều chức vụ chỉ huy quan trọng th́ phải biết nhiều về nội t́nh đơn vị và các "xếp lớn" của ḿnh. Sau đó chúng thu thập các bài viết này đem về trung uơong hay đâu đó khai thác rồi giao cho các tên bồi bút dựa vào đó vẽ vời ra thêu dệt chi tiết thêm mắm thêm muối, xào xáo lại, dựng đứng câu chuyện tạo thêm những hư cấu cứ như là thiệt khiến nguời đọc rơi vào tṛng của chúng không phân biệt đâu là phải trái, cho đó là đúng. Chính v́ thế trong hoàn cảnh này,Người Sĩ Quan Không Trợ đă ra đời.
            Xin nói rơ hơn thế nào là một nguời Sĩ quan không trợ, để giúp những ai không là dân nhà binh hiểu thêm . Trong Trung Tâm Hành Quân, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn thuờng có một Sĩ Quan Đại diện Không Quân bên cạnh Sư Đoàn để lo phần không yểm, tức những liên lạc trực tiếp với bên Không quân để xin những phi tuần oanh tạc, đổ quân , soi sáng hoặc tản thuơng theo nhu cầu của bộ binh . Nguời Sĩ quan này thuờng được gọi là Sĩ quan liên lạc không quân nhưng không phải là sĩ quan không trợ. Trong khi đó, Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn có nhiều ban, mà ban không trợ là một. Sĩ quan, HSQ phục vụ trong ban không trợ là quân số cơ hữu bộ binh của sư đoàn .Người Sĩ quan không trợ được bịa đặt trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Lê-Kim, là nguời sĩ quan nằm trong ban không trợ này . Tác giả lại c̣n đặt điều thêm ra khoe khoang chính y đă lợi dụng cái vỏ sĩ quan để qua mặt và đánh lừa nhân viên trực gác an ninh của Sư đoàn . Tài liệu hắn ta đánh cắp lấy trộm được và sao chụp lại bằng chính máy móc của đơn vị là tài liệu không ảnh liên quan đến các vùng hành quân cũng như hoạ đồ căn cứ quân sự của VNCH.
  Nguyễn Khắc Lê Kim ngoài sáng tác trên c̣n viết nhiều bài báo khác đăng trong các tờ báo Quân Đội của CS, với các câu chuyện hoàn toàn sai lạc nhằm bêu riếu chế nhạo,  các tuớng lănh QLVNCH một cách tài t́nh như chính hắn là nguời trong cuộc, đó là quyển sách mang tên "Chân Dung Tướng Ngụy" theo những tài liệu mà  chúng đă moi được theo cách vừa nói ở trên .
            Để kết luận, nay xin nói lại, không có một tên sĩ quan không trợ nào cả, nằm vùng trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9BB/QLVNCH, mà chẳng qua chỉ là một câu chuyện hư cấu và hoang tưởng  đuợc nặn lên theo đầu óc méo mó di truyền  của chúng với chủ đích triệt hạ uy tín của QLVNCH cũng như tuyên truyền cho chúng. Dù vậy chúng ta vẫn phải cảnh giác và cảnh giác, dù trong bất cứ lúc nào, trong mọi hoàn cảnh và ngay tại bây giờ tại hải ngoại để đừng rơi vào mê hồn trận của chúng. Đến lúc nhận ra th́ đă quá muộn màng.

 

V MT CÂY VIT CA SƯ ĐOÀN 9 B BINH


        

Một buồi trưa nọ tại hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh ở Vĩnh Long, đang trong giờ làm việc, tôi được điện thoại từ ngoài cổng chính cho biết có người đến thăm. Tôi chạy xe ra th́ khách là môt người lạ trong bộ quân phục c̣n ít dấu vết hành quân nhưng  vẫn tươm tất cũng mang  phù hiệu Sư Đoàn 9, Trung đoàn 14, với hai hoa mai đen và bảng tên Thiện trên túi áo. Anh chào tay tôi  và tự giới thiệu là Văn Lệ Thiên. Tôi mừng rỡ bắt tay anh và chợt nhớ ra ra đây là người bạn học cùng trường Vơ Tánh Nha Trang gần mười năm về trước chỉ nghe tên chớ chưa hề biết mặt th́ bây giờ lại cùng chung đơn vị mà cả hai đều ở xa chốn cũ trường xưa.Nhớ lại vào niên khoá 1964-1965, trên đặc san của trường Vơ Tánh có đăng truyện ngắn của một học sinh trúng giải nhất môn văn toàn trường với bút hiệu Văn Lệ Thiên. Tôi không nhớ truyện ngắn ấy có tựa đề ǵ nhưng tên tác giả th́ ở măi trong đầu tôi và có người bạn cho biết tên thật của Văn Lệ Thiên là Lê Văn Thiện, một cách đổi chữ thật tài t́nh. Cho đến gần mười năm sau trong một dịp t́nh cờ nhật tu hồ sơ các Sĩ Quan Đại Đội phó CTCT của Sư Đoàn, tôi t́m thấy  trung uư Lê Văn Thiện ở một đơn vị bộ binh nọ bấy lâu nay cùng chung số 9 với ḿnh mà không hay. Tôi lấy KBC và viết lá thư ngắn cho Thiện và chẳng bao lâu sau, được hồi âm của Thiện từ một vùng hành quân nào đó. Tôi biết đơn vị của Thiện có hậu cứ tại Vĩnh B́nh nhưng Trung Đoàn hành quân liên miên, chẳng mấy khi về hậu cứ. Vậy mà hôm nay Thiện đă t́m đến gặp tôi thật quả là bất ngờ. Người Sĩ Quan có giọng nói và cách phát âm đặc biệt của người vùng bắc Khánh Hoà quen thuộc khiến tôi biết ngay không phải lầm người. Đến giờ ăn trưa, tôi mời Thiện lên câu lạc bộ sĩ quan ăn bữa cơm thường, nói chuyện đời nay đời xưa và chuyện Nha Trang (sao hồi đó lại không rủ nhau ra phố làm một trận nhậu như những thằng bạn khác nhỉ?). Qua cách nói chuyện, chứng tỏ anh tính t́nh cởi mở tự nhiên và dù là dân tác chiến nhưng phát ngôn rất đàng hoàng lịch sự. Chia tay nhau lần ấy, chúng tôi không có dịp gặp lại. Anh về đơn vị, sau đó có gửi cho tôi một bài viết với tựa đề Trống Vắng, giọng văn nhẹ nhàng tự nhiên uyên bác chứng tỏ tác giả đọc và biết nhiều điều mà tôi không biết. Nội dung bài viết tôi không nhớ rơ lắm, nhưng không quên cuối bài có câu: “sáng như tơ và chiều đă như mơ”, Tôi chưa kịp làm ǵ với bài viết đó th́ thảm hoạ tháng 4/75 ập đến. Về Nha Trang thăm gia đ́nh cha mẹ và các em rồi bị đánh lừa gọi đi “học tập, mang theo lương thực mười ngày” tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, Dục Mỹ, Ninh Hoà! Trong một cuộc “biên chế” tức là thay đổi lại chỗ ở, sắp xếp lại số tù với mục đích không cho tù nhân, bắt liên lạc làm thân với nhau để mưu toan này nọ th́ tôi và Thiện lại ở chung một nhà, chung đội. Buổi tối, Thiện  qua chiếu tôi ngồi vấn điếu tuốc rê  mà chua xót. Biết nói ǵ với nhau nữa trong hoàn cảnh này. Nhận ra nhau nh́n nhau đă là khá lắm rồi. Trong đó chúng nó cấm nói chuyện về quá khứ v́ có quá khứ nào mà không oai hùng nên chúng không ưa. Tôi không quên dáng người Thiện trung b́nh, có nước da ngâm ngâm, trên đầu chiếc nón nhựa đi lao động đào giếng, vác củi, cắt tranh lợp nhà…Thiện vẫn b́nh thường giản dị, đôi khi chỉ với chiếc áo thun, cái quần trận rách vá bạc màu. Tôi quên không hỏi Thiện đă có lập gia đ́nh hay chưa. Tôi không nhớ rơ Thiện được về từ lúc nào, nhưng có lẽ sớm hơn tôi v́ sau những lần chuyển trại đến trại sau cùng, tôi không gặp lại Thiện nữa.

Sang hải ngoại, một hôm, lại cũng vô t́nh đọc được tờ Tin Văn của anh Trần Hoài Thư, nguyên trước kia cũng có thời phục vụ tại BTL Quân Đoàn IV, trong số thư mục thấy có giới thiệu tập truyện Lê Văn Thiện, tôi gửi email anh THT xin được mua một quyển nhưng anh cho biết sách không bán và chỉ lấy cước phí mà thôi. Anh gửi liền cho tôi một cuốn và tôi đă đọc và t́m thấy trong đó nhiều h́nh ảnh của miền Nam trước 1975. Tập truyện ngắn Lê Văn Thiện trước 1975 do Thư Quán Bản Thảo tái ấn hành tại hải ngoại. Sách dày 200 trang giấy trắng, b́a Nguyễn Trọng Khôi. Đây là tập truyện bao gồm hai tác phẩm được xuất bản trước năm 1975 là Một Cách Buồn PhiềnSao Không Như Ngày Xưa. Môt Cách Buồn Phiền, tranh b́a Ngọc Dũng, cơ sở VĂN xuất bản tháng 4-1969. Sao Không Như Ngày Xưa do Côi Sơn xuất bản 1971.

Văn chương Lê Văn Thiện cũng b́nh thường như lối sống của anh. B́nh thường từ những chuyện rất b́nh thường xảy ra xung quanh như cuộc sống mùa màng ở vùng quê, đám tang người chết, tập tục thói quen, mê tín dị đoan…cho đến những cuộc ăn nhậu,liên hoan của lính tráng sau cuộc hành quân, những trận chiến gay go căng thẳng trên chiến trường và ngay cả những chuyện t́nh mây gió nam nữ cũng với giọng văn b́nh thản không gay cấn đại ngôn hoặc lâm ly nhằm câu độc giả. Như nói về người vợ trẻ tội nghiệp có chồng chết trận mới bốn tháng đưa mắt liếc t́nh với anh lính láng giềng sát vách trong trại gia binh: “ Nó liếc mắt đưa t́nh với tao. Bố cha nó chớ! Hai con mắt thiệt điến thiệt ăn mày” Và rồi anh láng giềng đă dối vợ đi gác, để đêm đến qua nhà người thiếu phụ goá chồng  “ nghe rơ tiếng con cười, tiếng vợ lịch kịch nấu nướng trong bếp” bên kia vách “ (Quán Vắng, SKNNX).

Chỉ có thế và chỉ có thế. Và đây một đoạn khác rất ư là tự nhiên mà tôi nghĩ là tuyệt bút của LVT:”Tôi vặn thật nhỏ ngọn đèn rồi đi ra ngoài,xuống sân. Tôi nghe tiếng chân Ngự nhẹ nhàng về hướng lu nước. Nhanh hơn, tôi tới giựt lấy chiếc gáo, đem móc lên cao. Không hiểu Ngự loay hoay thế nào, nhưng sau đó th́ bị tôi ôm được vai. Ngự run lên trong bóng tối… Tôi chợt nhớ tới nụ cười thật đẹp của Ngự lúc ban ngày. Vội vàng tôi hôn lên nơi làm ra nụ cười đó. Một tay ṿng sau lưng, tôi bấu chặt bên hông phải. Ngự nói như hơi thở: Chúng nó sẽ cười anh…anh Trạng” (Một lối Tiện Lợi. MCBP).

Trong mười lăm truyện ngắn của tập truyện Lê Văn Thiện, kết cấu khác nhau, không chuyện nào giống chuyện nào, dó là đặc điểm của LVT. Có chuyện c̣n phảng phất đâu đó vài kín đáo nói về sự dồn nén của người lính trận trong những cuộc hành quân dài đầy gian khổ chờ đến khi được về dưỡng quân có dịp xả hơi nhưng cũng rất hiếm hoi hoạ hoằn. Viết về chiến tranh và những trận chiến nảy lửa trên chiến trường. LVT cũng rất ít khoe koang lớn lối, mặc dù anh là dân tác chiến thứ thiệt, lặn lội trên khắp các chiến trường từ miền Trung núi non hiểm trở xuống đến vùng śnh lầy, phèn vàng ngập nước  Miền Tây, qua tận chiến trường xứ Chùa Tháp xa xôi, trải qua không biết bao nhiêu trận đánh lớn nhỏ suốt mười năm trời, nhưng khi hỏi về đời lính có khổ không anh chỉ trả lời: “Khổ lắm. Nhưng không có ǵ đáng nói. Ai cũng khổ cả…Họ sao ḿnh vậy”.

Sau chiến thắng, người lính được ăn mừng,liên hoan. Dĩ nhiên, có rượu, có văn nghệ, có tuyên dương…Đang cuộc vui nhưng sao lại nhớ đến những phút giây hiểm nguy đă qua v́ không cứu được đồng đội mà ân hận: “ Đạn trúng cổ nhưng Khắc không chết. Một người từ sau chạy vụt tới, lách vào nép sát bên Thới, thở và nói: Làm sao anh…không khéo chúng nó bắn thêm th́ chết…kéo nó vào nhưng Thới chỉ biết mở to mắt. Làm sao đây. Bọn địch nằm trên lầu cao canh sẵn quá gần, mà đường th́ quá rộng trống trải, Khắc, ḿnh thân nhau lắm”… Ḿnh không cứu được Khắc, nhưng phút ấy trí óc ḿnh đen kịt, không nghĩ được một kế nhỏ như anh bạn đă nghĩ. Ḿnh đi đánh nhau đă lâu, đụng trận khá nhiều, một việc như thế lại chẳng làm nổi. Khắc chết. (Trong Lớp Khói Màu, SKNNX)

Một đoạn khác Trong Lớp Khói Màu:” Dăy ghế bên kia ngả ngớn ba bốn người gân cổ lên triết lư…Làm chó ǵ có số mạng. Cái số nào dành cho trăm rưởi thằng cộng sản cùng chết một lúc…Rồi chúng ta…Ai dám bảo các chị đàn bà và lũ con nít ở giữa phố bên kia lại chết trước bọn ḿnh, lại chết v́ bom đạn. Có đứa như ta đây xông pha mười năm vẫn yên lành, lại có đứa mới ra trường nười ngày đă ngoẻo, đền nợ nước một cách hấp tấp như sợ người ta dành mất…Vậy là sao? Như bữa đó, cả trung đội bang qua đường trót lọt, tới phiên thằng Khắc th́ lại bị…Nó ngă cái rật trước mũi tao chớ xa ǵ đâu. Ông Thới chạy trước nó, tao chạy sau chẳng hề ǵ… Vậy nó không tới số th́ là mẹ ǵ hở? (TLKM, trang 123-124).

Hiện Lê Văn Thiện c̣n kẹt lại quê nhà làm ruộng, cuốc đất trồng khoai như những ngày trong trại tù. Nghe nói anh vẫn sáng tác nhưng không rơ anh viết những ǵ và viết ra sao. Nhưng đó là một khía cạnh khác. Ở đây chỉ nhắc về anh như một người bạn tù, một đồng môn, nột chiến hữu trước và sau ngày quốc nạn. C̣n hiện giờ ng̣i viết anh có được như xưa th́ xin để độc giả nhận xét. Mái tóc xanh ngày xưa nay đă gần bạc. Sức đă cùng, lực đă kiệt, dâu biển cũng nhiều. “Sớm như mơ và chiều đă như tơ”.

       NGUYỄN PHÙNG - PVN

Phụ Chú: Vài hàng về tác giả Lê văn Thiện: Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1947 tại Vạn Giả, Khánh Hoà. Học trường Trung Học Vơ Tánh Nha Trang. Giải nhất bộ môn văn trường Vơ Tánh 1964 với bút hiệu Văn Lệ Thiên. T́nh nguyện nhập ngũ sớm. Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Từng lặn lội trên khắp chiến trường từ Quân Khu 2xuống đến vùng đồng bằng Cửu Long. Hiện làm ruộng tại quê nhà Vạn Giă.

… Cơi văn chương của Thiện là lằn ranh giữa sống và chết, là tiếng súng bắn tỉa, những đợt hành quân, những trận tấn công, giải vây, tháo chạy, cảnh lộn xộn, nhếch nhác nơi miền quê nghèo… (Nguyễn Lệ Uyên, trích b́a sau Lê Văn Thiện, Truyện Ngắn.Thư Quán Bản Thảo 2010).

 

 

 

CÁI C̉

 

Viết để kính tặng và tri ân: các bà mẹ, các chị một thời gian nan, vất vả

nuôi con, nuôi chồng "cải tạo”  và cái   c̣ nhà tôi . NP

 

 Trong ngày thứ hai của chương tŕnh Hội Ngộ của các cựu tù cải tạo tại hội trường của Special Event Center, Dallas, Texas, rộng lớn mênh mông với ba ngàn chỗ ngồi đă hầu như không c̣n trống bao nhiêu đều im lặng khi nghe tiêng hát Băng Tâm cất lên bài Cái C̣ cuả nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh. Băng Tâm với dáng người thanh thanh nhỏ nhắn nhưng giọng hát cuả cô đă hoàn toàn gây cho khán giả một cảm xúc bàng hoàng đến ray rứt. Đâu đó có nhiều tiếng thổn thức bùi ngùi dấy lên v́ cảm động.

 

Cái C̣ lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

Thương em dạ sắt ḷng son

Một thân đơn chiếc nuôi con thay chồng

.....

Cái C̣ lặn lội bờ ao

Bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con

...

Biển dâu đă hoá ruộng đồng

Nhà tan cửa nát vợ chồng chia ly

Chồng đi cải tạo không về

Giờ đi tay cấy tay cầy đất hoang

 

Trong hàng khán giả có đến một nửa là các chị, các bà, vợ của những cựu tù cải tạo. Họ chính là những Cái C̣ trong bài hát mà người nhạc sĩ sáng tác và người ca sĩ tŕnh diễn đă nói thay cho họ. Nếu không có một tấm ḷng và nếu không nằm trong hoàn cảnh đoạ đày đó chắc người sáng tác và người tŕnh diễn khó có thể diễn tả  được nỗi ḷng của ḿnh như vậy (Được biết chị Nguyệt Ánh có thân phụ  là một Sĩ quan cao cấp của QLVNCH và Băng Tâm cũng thuộc gia đ́nh H.O).

 

Con C̣ là một biểu tượng hiền lành, rất gần gũi và thân mật với người Việt Nam, đă được nhân cách hoá trong ca dao và văn chương:

 

Cái c̣ , cái vạc, cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cỏ

Không không tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái Vạc nó ngờ cho tôi

....

C̣ không phá hoại mùa màng, nên người nông dân cũng không xua đuổi c̣. Ngay loài động vật như con trâu cũng để cho c̣ đậu trên lưng ḿnh b́nh thản trong khi trâu làm lụng hay nghỉ ngơi. Ở miền Tây có những cánh đồng ruộng bao la, người ta gọi là c̣ bay thẳng cánh. Ở Sadec, trước năm 1975, có một khu rừng tràm nổi tiếng, tập trung cả hàng ngàn  hàng vạn con c̣, nhưng người ta coi như khu di tích cần bảo vệ động vật và không ai quấy phá bắn giết.

 

Có một lần trong trại tù cải tạo khi đi "lao động" nhân nói chuyện phiếm cho quên nỗi nặng nhọc, có anh đă đọc mấy câu ca dao:

 

Cái C̣ mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi vào

Tôi có ḷng nào, ông hăy xáo măng

Có xáo th́ xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau ḷng c̣ con

 

Anh em cứ cho rằng đó là một bài ca dao b́nh thường, nhưng có một anh bạn xưa nay nổi tiếng là "ù lỳ" "chay lười lao động" bỗng lên tiếng:

- Tụi mày có biết tại sao mà con c̣ lại đ̣i sau khi chết th́ nấu xáo c̣ bằng nước trong không?

Không ai trả lời được dù trong đó có vị từng là giáo sư biệt phái và tốt nghiệp đại học.

Và rồi anh ta giải thích:

- C̣ là loại động vật kiếm ăn ban ngày, không bao giờ ăn đêm cả  Cái C̣ đi ăn đêm là ngụ ư làm một chuyện ǵ đó không quang minh chính đại, đường hoàng. Khi bị phát giác bại lộ sợ rằng xấu hổ với c̣ con nên đă xin được một ân huệ trước khi chết là nấu xáo với nước trong.

Nghe xong ai nấy đều khen rằng anh bạn lao động chay lười kia lâu nay từng làm anh em phiền hà liên lụy không ít quả là có "chiều sâu" tư tưởng .

Xă hội Việt Nam từ ngàn xưa, C̣ là biểu tượng cho người vợ tần tảo nuôi chồng nuôi con khi chồng vắng nhà hay gặp hoàn cảnh hoạn nạn đường cùng:

 

Cái c̣ lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng ơi ở lại nuôi con

Để anh đi (học) nước non Cao Bằng

Cao Bằng xa lắm anh ơi

 

Bà Tú Xương là một mẫu người đàn bà Việt Nam thuần tuư, không những nuôi chồng ăn học mà c̣n nuôi cả một đàn con:

 

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi nổi năm con với một chồng

Lặn lội thân C̉ khi quăng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

 

Nhà thơ Vị Xuyên tuy tự trào chửi  ḿnh nhưng đă đề cao vợ thật hóm hỉnh và cũng không kém phần dí dỏm tế nhị vậy. Bà Tú tuy vất vả nuôi chồng ăn học và một đàn con nhưng không hề than thở, mà c̣n coi đó như một vinh dự, một bổn phận cần phải làm . Chắc rằng bà đă không mơ tưởng rằng có ngày mà "ngưa anh đi trước vơng nàng theo sau".

Có lẽ v́ thế mà nhạc sĩ Nguyệt Ánh đă cho rằng cái c̣ ngày xưa như bà Tú Xương đă trở thành dĩ văng chăng? Dù vậy, tấm gương bà Tú vẫn là tấm gương ngàn đời cho các c̣ hậu thế noi theo.  Cái c̣ ngày nay không chỉ xách gạo thăm chồng cải tạo mà c̣n bán giọt máu đào  nuôi con v́ nhà cửa không c̣n, bị đuổi lên nơi núi rừng hoang dă, cẵn cỗi sỏi đá, mệnh danh là vùng kinh tế mới để cuốc đất trồng khoai. Cái c̣ đang ở tuổi xuân th́, chưa biết khổ đau là ǵ bỗng dưng bị vất vào một cuộc sống tối tăm u ám, đầy bất trắc cạm bẫy chỉ v́ có chồng hy sinh v́ chính nghĩa quốc gia, bảo vệ đất nước đồng bào đừng rơi vào ách nô lệ của loài cộng đỏ. Cái c̣ không những lo cho con mà c̣n lo cho cả bà mẹ chồng rời xa làng quê cũ nơi chôn nhau cắt rún để đi vào vùng chướng khí lam sơn không hẹn ngày trỏ lại. Cái c̣ nào c̣n may mắn bám trụ được ỏ chốn thị thành th́ cũng không khá ǵ hơn v́ phải hàng năm đi làm “nghĩa vụ lao động” vét cống đào đường dưới gió giá rét  lạnh căm. Có nhũng cái c̣ lặn lội thăm chồng đă bỏ xác dọc đường v́ đường xá quá xa xôi thiếu thốn phương tiện mọi bề  từ Nam ra Bắc, đến tận vùng đèo heo hút gió gian nan. Cũng không thiếu những cái c̣ dù không kiệt sức giữa đường nhưng khi đến được nơi thăm chồng th́ chồng đă c̣n đâu v́:

 

Chồng em chết giữ ngục tù

Khổ đau đói rét cộng thù giết anh

Để rồi:

Cái c̣ một thân lên vùng đất lạ

đến trại tù tóc vấn vành tang

đếm từng mộ hoang máu lệ hai hàng

Đau xót cho chồng không mộ phần không khói không nhang

 

        Có thể khi đọc những gịng này, người đọc chưa thâm cám được nỗi ḷng của thân phận cái c̣ nhưng nếu  không tin xin cứ t́m nghe Băng Tâm hát th́ sẽ thấy được những ǵ mà người viết bài này chưa thể diễn tả hết được. Người nhạc sĩ sáng tác đă hay và người ca sĩ tŕnh bày c̣n tuyệt vời hơn nữa. Điều đó nói lên rằng, một bản nhạc nếu không có  người ca sĩ chuyển đạt dùm, nói hết nỗi ḷng của ḿnh th́ bài hát cũng khó được quần chúng đón nhận. 

Ngày nay, nơi xứ người hay trong nước vẫn c̣n những cái c̣ tiếp tục hy sinh,. Có những cái c̣ vẫn c̣n kẹt lại vùng “kinh tê’ mới” từ đó đến nay v́ không c̣n nhà cửa để về, hoặc có trốn về được th́ cũng lang thang hè phố, tiếp tục bán máu nuôi thân hoặc nuôi chồng phế binh thương tật. Tối về sống dưới gầm cầu hay túp lều giấy bên đống rác, bến xe….Ở hải ngoại, `Có những cái c̣ vẫn đi cày hai jobs để trả tiền nhà và tiền bills, cũng thức khuya dậy  sớm như xưa. Có cái c̣ vẫn c̣n tiếp tục lo lắng chăm sóc cho chồng trong t́nh cảnh  đau yếu bệnh tật v́ những đ̣n thù hoặc do ảnh hưởng những năm tháng dài trong trại tù cải tạo. Đó là những cái c̣ chưa được nghỉ ngơi để tận hưởng ân huệ cuả đời sống nơi xứ người tự do dù với phương tiện vật chất dồi dào .

Nếu không có thảm hoạ 30 tháng 4, có thể đă không có bài hát Cái C̣ này bởi v́ đă không có những trại tù dựng lên ở khắp cả ba miền Nam Bắc. Tuy nhiên, người phu nữ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào th́ cũng vẫn là những cái c̣ ở một vị trí khác, tuy không nắm giữ riềng mối quốc gia, nhưng  thế nào cũng làm rạng rỡ non song Nước Việt, không hổ danh con Hồng cháu Lạc cùng những anh hùng liệt nữ ngàn xưa.

 Nguyễn Phùng

 

 

 

 

 

                        NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN ĐƯỜNG THI

 

                                                                                                                       

 

Tôi có người bạn từ thuở học sinh bốn chục năm về trước, nguyên tốt nghiệp Văn khoa và Đại Học Sư phạm Việt Nam Cộng Hoà, nguyên giáo sư việt văn một số trường trung học công lập miền Nam trước 1975. Bây giờ đă nghỉ hưu, mới đây nhân dịp đầu Xuân đă gửi e-mail cho tôi mấy bài thơ Đường kèm bài dịch của anh. Tôi xin đưa lên đây với vài cảm nghĩ mọn để cùng qúi vị gọi là thưởng thức chút xuân muộn và cũng để nhớ về quê nhà với những kỷ niệm xưa dù Xuân Về nhưng quê hương vẫn ch́m trong bóng đêm mịt mùng. Trước nhất là bài Xuân Vọng của Đỗ phủ:

 

XUÂN VỌNG (ĐỖ PHỦ)                  

 

Quốc phá, sơn hà tại                     

Thành xuân thảo mộc thâm          

Cảm thời hoa tiễn lệ                 

Hận biệt điểu kinh tâm 

  

NGÓNG XUÂN (bản dịch)

 

Sông núi c̣n đây nước mất rồi

Bên thành xuân đến cỏ xanh tuơi

Hoa rơi giọt lệ thuơng thời thế

Chim biệt đuờng bay hận ngút trời 

 

Đây là bài tôi cảm nhất và lần đầu tiên được biết v́ nó hợp với tâm trạng của chúng ta, những người ly hương và mất nước:

                                    Quốc phá, sơn hà tại

Nước mất nhưng giang sơn vẫn c̣n đây, dù bè lũ Cộng nô đang tâm bán một phần đất biên giới phía bắc và dâng một phần hải đảo cho quan thày Tàu cộng, đất nước có bị thu hẹp đi, sau này lịch sử sẽ kết tội trạng của chúng, nhưng toàn giang sơn sông núi h́nh chữ S vẫn c̣n đây khi xuân về hoa vẫn nở, cây cỏ vẫn xanh tươi. Thế nhưng, trong cái xanh tươi ấy như có vẻ giả tạo v́ thời thế oan khiên, ḷng người không phục, nên vẫn hàm chứa niềm uất hận ngấm ngầm, mong sao có ngày đất nước được giải thoát khỏi nanh vuốt của bọn qủy đỏ vô thần th́ dẫu tận nơi cuối trời kia mới giải được mối thâm thù.

 

BẠC TẦ N HOÀI (ĐỖ MỤC)

 

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa         

Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.           .          

Thương nữ bất tri vong quốc hận,     

Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa.

 

 THUYỀN ĐẬU BẾN TẦN HOÀI (bản dịch)

 

Khói vờn mặt nước cát trăng pha

Thuyền đậu bến Tần cạnh tửu gia

Thương nữ biết chi hờn mất nước

Bên sông hát khúc Hậu Đ́nh Hoa. 

 

BẾN TẦN HOÀI

 (Phùng Nguyên dịch)

 

Khói vờn nước lạnh trăng sa

Thuyền ai đậu cạnh tửu gia bến Tần

Hỡi người thương nữ bên sông

Đ́nh Hoa c̣n hát quên hờn quốc vong 

.

Về bài Bạc Tần Hoài, tôi có kỷ niệm hồi c̣n trong trại tù cải tạo của cộng sản, sau 1975. Không biết ở đâu mà chúng tôi có được bài này và bài Hoàng Hạc lâu. Bài HHL th́ quá nổi tiếng từ lâu c̣n bài Bạc Tần Hoài th́ mới biết lần ấy là lần đầu. Tôi chép vào một tập vở học tṛ giấy tương đối tốt của thời XHCN, lại có cả nguyên bản chữ Hán, nhưng không có bản dịch. Khi tôi đọc câu "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa" cho anh bạn Dư Duy Hinh nghe th́ hắn vỗ tay đánh chát và khen là tuyệt vời, có nghĩa là chúng tôi cũng hiểu được nghĩa là khói th́ phủ trên mặt sông lạnh, c̣n băi cát bên bờ th́ nằm yên dưới ánh trăng, đó là câu tả cảnh như vẽ bức tranh thuỷ mạc. Câu thứ nh́ th́ b́nh thường cũng hiểu được. Câu thứ ba chúng tôi tự hỏi không biết "thương nữ" là nghĩa ǵ, có người hiểu theo nghĩa đen là thương cho người con gái đă không biết cái nhục mất nước, nhưng có người lại nói thương nữ là người con gái buôn bán bên sông, bán ǵ vào lúc nửa đêm? V́ vốn liếng chữ hán chúng tôi không bao nhiêu nên cứ chấp nhận cả hai, nghĩa nào cũng được. Để rơ hơn, xin dẫn hai bài dịch, một của Trần Trọng San và một của Mộng Sơn (?). Trần Trọng San dịch chữ thương nữ ra "cô gái", c̣n Mộng Sơn dịch là "Gái đêm", có phải ám chỉ các ca nhi hay là gái ăn sương? nhưng Mộng Sơn dịch bất tri vong quốc hận ra quên sóng khuynh thành, e sai hết cả ư trong nguyên tác. C̣n câu chót th́ rơ nghĩa rồi, chỉ có điển Hậu Đ́nh Hoa từ đâu th́ hồi đó  không rơ, chỉ đoán đó là một bài hát có lời ủy mị yếu đuối hoăc ăn chơi thôi chăng? (Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang. Hậu Đ́nh Hoa: Tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Qúi Phi thời Nam Bắc Triều). (Chú thích của Trần Trọng San trong Đường Thi)

 

Thuyền đậu sông Tần Hoài

(Trần Trọng San dịch)

 

Khói trùm nước lạnh trăng lồng cát

Thuyền đậu Tần Hoài cạnh tửu gia

Cô gái không hay buồn nước mất

Bên sông c̣n hát Hậu Đ́nh Hoa

 

Đỗ Bến Sông Hoài

(Bản dịch Mộng Sơn)

 

Mây mặt nước, nguyệt đầu ghềnh,

Bến Tần vui chuốc chén quỳnh đêm thanh

Gái "đêm" quên sóng khuynh thành

Bên sông hát khúc Hậu Đ́nh Hoa chơi!

 

Có một lần vào buổi tối, tôi đứng trong hàng rào trại, nh́n qua phía bên kia sông có toán văn nghệ đang tập dượt trống đàn có chen lẫn lời ca tiếng hát vọng sang lan trên gịng suối bên hông trại, rồi hỏi anh bạn D Nh:

                          - Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa là ǵ? Nh chỉ qua bên sông chỗ nhà của ban văn nghệ đang tập dượt, cười cười trả lời:

                          - Là như vậy đó

 

Bài ĐỀ TÍCH SỞ KIẾN XỨ và bài Hoàng Hạc Lâu th́ quá quen thuộc rồi. Về điển tích th́ qúi vị đă biết, khỏi nhắc lại cho dài ḍng. Cụ Nguyễn Du đă mượn ư này viết trong Truyện Kiều, khi Kim Trọng trở về vườn cũ t́m Thuư Kiều nhưng người xưa nay đâu c̣n nữa:    

 

Trước sau nào thấy bóng người

Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông

 

Trong các bài dịch về Hoàng Hạc Lâu, theo thiển ư, bài dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là tuyệt vời nhất. Hai câu: 

 

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai

 

Âm điệu như một bài ca dao mượt mà nhưng cũng năo ḷng người viễn xứ ly hương.

 

 ĐỀ TÍCH SỞ KIẾN XỨ (THÔI HỘ)

     

Khứ niên kim nhật thử môn trung              

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng          

Nhân diện bất tri hà xứ khứ                      

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

 

ĐỀ THƠ CHỖ NĂM TRƯỚC (bản dịch)

 

Năm xưa, cửa ấy, xuân qua

Mặt ai cùng với đào hoa ửng hồng

Bây giờ đào quyện gió đông

Nguời xưa biền biệt, biết trông phương nào.        

                                                                                                                      

H̉ANG HẠC LÂU (THÔI HIỆU)

         

Tích nhân dữ thừa Hoàng Hạc khứ

Thử địa không dư Ḥang Hạc lâu

Hoàng hạc nhất khứ phục phản    

Bạch vân thiên tải không du du   .            

T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

Phuơng thảo thê thê Anh Vũ châu           

Nhật mộ hương quan hà xứ thị              

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

 

 LẦU HOÀNG HẠC (bản dịch)

 

Người xưa cỡi hạc vàng bay mất

C̣n lại nơi nầy một gác trơ

Hoàng hạc một đi không trở lại

Mây trắng ngàn năm đợi ngẩn ngơ

Sông trong soi bóng cây vằng vặc

Băi thắm xanh dày cỏ mởn tơ

Chiều xuống quê nhà đâu chẳng thâ’y

Trên sông khói sóng dạ bơ thờ 

 

 LẦU HOÀNG HẠC. (Tản Đà dịch)

 

Người xưa cưỡi hạc bay đâu 

Mà nay Hoàng Hạc trên lầu c̣n trơ

Hạc vàng bay đă xa mờ

Ngàn năm mây trắng bây giờ c̣n bay

Hán Dương sông tạnh cây bầy

Băi xưa Anh Vũ phơi đầy cỏ non

Quê hương khuất bóng Hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai

 

(Lầu Hoàng Hạc nằm trên ghềnh đá Hoàng Hạc, huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc.

Băi Anh Vũ thuộc bắc ngạn sông Trường Giang gần thành Hán Dương, phía Tây Nam huyện Vũ Xương).

 

      Nói về Đường thi mà không nói về Việt thi th́ cũng quả thiếu sót. Nói đến Tản Đà, nói về hoa đào không thể không nói đến bài Tống Biệt của ông. Đây là bài thơ tự do có lẽ lâu hơn cả mấy bài thơ tư do thời tiền chiến của cụ Phan Khôi, dù Tản Đà chuyên về thơ lục bát. Hồi xưa đi học việt văn, không ai là khỏi học bài này nhưng đa số các bản viết đều dùng chữ HOA nhưng cũng có những bản dùng chữ HUÊ trong câu: Nước chảy hoa trôi. Ai đúng? Ai sai? Nhưng chắc chắn câu Ngàn năm thơ thân bỏng GIĂNG chơi là đúng v́ Tản Đà là người Bắc, mà người Bắc th́ hay dùng chữ giăng hơn (ông giăng xuống chơi với cháu)

 

 TỐNG BIỆT

Tản Đà

 

Lá đào rơi rắc chốn thiên thai

Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi

Nửa năm tiên cảnh

Một bước trần ai

Ước cũ duyên thừa có thế thôi

Đá ṃn rêu nhạt

Nước chảy huê trôi

Cái hạc bay lên vút tận trời

Cửa động

Đầu non

Đường lối cũ

Ngàn năm thơ thẩn bóng giăng chơi

 

Bài thơ thứ hai là bài Ôg Đồ của Vũ Đ́nh Liên. Ông là ai bây giờ ỏ đâu, nhưng cứ mỗi năm Tết đến Xuân về, người ta lại nhắc đến ông với bài thơ bất hủ đó. Ông có phải là một ông đồ xưa không?  Không phải đến thời ông, h́nh ảnh ông đồ mới mờ nhạt mà ngay từ thời cụ Tú Xương đă than thở:

 

Cái học nhà nho đă hỏng rồi

Mười người đi học chín người thôi

Cô hàng bán sách lim dim ngủ

Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi

 

Thầy Khoá hay anh Khoá là h́nh ảnh ông đồ xưa vậy. Hồi tôi lên năm lên sáu, cũng cắp sách đến nhà ông thầy đồ trong làng để học chữ quốc ngữ do ông đồ khăn đóng áo dài dạy. Ông ngồi trên sập gụ, có cái điếu thuốc lào với cái xe điếu bằng tre có mắt. Ông đánh học tṛ bằng cái xe điếu th́ chỉ là quắn đít và qùi xơ mít khô nên đứa nào cũng sợ. Nhà ông không có bàn ghế ǵ cả, cứ ḅ ra chiếu vừa học vừa viết mà thôi. Tôi không nhớ học ông trong bao nhiêu lâu nhưng chắc thời gian ngắn thôi và không biết có học được chữ nào nhưng cái xe điếu tre có mắt th́ thế nào tôi cũng có lănh ít hèo.

 

Washngton DCVirginia, năm nào tháng giêng nhằm ngày mồng một Tết trời cũng lạnh và c̣n đổ tuyết nữa. Riêng năm nay, năm Đinh Hợi th́ lại càng lạnh hơn. Trận tuyết tuần trước chưa tan c̣n đóng băng khắp mọi nơi. Dù vậy, người Việt quốc gia vùng Hoa Thịnh Đốn vẫn tổ chức thượng kỳ hàng năm như thường lệ tại trung tâm EDen. Người ta nói đây là trung tâm thương mại, nhưng hơn thế nữa đây là một trung tâm văn hoá của người Việt tỵ nạn. Hai ngọn kỳ đài VNCH và HK sừng sững giữa khu đậu xe và kiến trúc Eden với cửa tam quan mang đặc thù đông phương cũng như mặt tiền thương xá là mô h́nh phỏng theo chợ Bến Thành của Sài g̣n. Đi dạo trong khu thương xá, ta có cái cảm tưởng đi dạo trên đường phố Lê Lợi ngày nào. Có đến có ra Eden ngày Tết mới thấy không khí Tết nơi xứ người tỵ nạn v́ người bản xứ đâu có ăn tết như chúng ta. Ở Eden cũng có múa lân chiêng trống rầm trời như ở Saig̣n, Chợ lớn với những tràng pháo dài lê thê từ trần nhà tḥng xuống dất mấy ṿng, khói pháo nồng thơm cay mắt, xác pháo đỏ hồng bay ngập vỉa hè trước cửa mỗi gian hàng.

 

ÔNG ĐỒ

Vũ Đ́nh Liên

 

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ xưa

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

 

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngơi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

 

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

 

Ông đồ vẫn c̣n đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài đường mưa bụi bay

 

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn bây giờ ỏ đâu   

 

 Nhưng năm nay có phải v́ thời tiết hay v́ lư do nào mà lễ thượng kỳ đầu năm đă không được đông đảo như các năm trước. Không những đồng bào đă vắng mà số cựu quân nhân c̣n vắng hơn. Chẳng lẽ h́nh ảnh người lính cũ cũng đến như h́nh ảnh ông đồ xưa đă mất đi trong ḷng người? hay là nhân t́nh thế thái đă quên họ để họ ngồi bên đường lê tâ'm thân tàn nơi quê nhà mà người qua đường không ai hay và h́nh ảnh người lính già nơi quê người bây giờ đến một lúc nào đó thân phận chẳng lẽ lại cũng như ông đồ xưa?

NP

De` o Mang-yang 1975
deomangyang1975.jpg
(Hi`nh:source internet)

                     NHỮNG ĐỊA DANH ĐI VÀO THƠ LÍNH

 

               

                Ghi Chú:Thơ của các tác giả Lâm Hảo Dũng, Nguyễn Tư và Phan Ni Tấn trích trong website Thơ Luân Hoán (Vuông Chiếu). Website Sư đoàn 9 Bộ Binh xin mạn phép các tác giả để được trích đăng ở đây như một đóng góp cho vườn thơ quân đội thêm khởi  să‘c. Xin đa tạ các tác giả và thi sĩ Luân Hoán.

 

Tam Quan, Hoài Nhơn, Phù Cũ là những quận phía bắc tỉnh B́nh Định đă một thời mang dấu lửa binh và cũng là nơi chiến trường thủ thách đầu tiên của một đại đơn vị tân lập năm 1962 đó là Sư Đoàn 9 Bộ Binh QLVNCH. Hăy nghe Lâm Hảo Dũng một người làm thơ có tiếng từ trước 1975 và cũng là một người lính đă có thời đi qua vùng lửa đạn đó, nói về Bà Gi qua lời thơ tâm sự cùng người em gái  năm xưa  trong bài Đêm Rời Đất Tây Sơn . Người chiến binh Lâm Hảo Dũng rời đất Tây Sợn, quê hương của Quang Trung Nguyễn Huệ để đi trấn giữ miền xa (Bà Gi).
:

Đêm rời đất Tây Sơn

hỏi tôi ngày ở Tam quan
có ăn mè xửng em làm hay chưa ?
súng ai bắn nát ngọn dừa
thương cây thánh gía nhà thờ găy đôi
em dệt chiếu dưới đồi Mười
mà buồn cháy đỏ hai mươi năm rồi
về Bà Gi chỉ ḿnh tôi
bỗng yêu chết được ma Hời tháp Chiêm

Lâm Hăo Dũng

Và đây thêm một địa danh nữa là Bồng Sơn cũng nằm về bắc B́nh Định cũng được Lâm Hảo Dũng nhắc đến như là một kỷ niệm thân thương nhưng vẫn không quân xen lẫn những điêu tàn đổ nát do quân Bắc phương gây ra cho người dân hiền lành chất phác. Tác giả mong ước có một ngày thanh b́nh để trở lại  thăm người xưa chốn cũ:
 

Ngày trở lại Bồng Sơn 

dễ có một ngày ta trở lại
Bồng Sơn xa quá cuối trời xa
mấy cụm nhà hoang trơ mái xám
chân đèo Phù Củ nhận không ra
ta đứng bên cầu xe lửa cũ
quê em c̣n cách một ǵong sông
nhớ đêm máu chảy người quên khóc
em có u buồn trong mắt trong
đă mất rồi quận lỵ Hoài Nhơn
đời đi lính trận cỏ xanh hờn
là khi theo gío về trên núi
c̣n gởi sương chiều mộng cuối thôn
em cắt giùm ta những qủa sim
như ngày đói khát lúc hành quân
đă cho ta biết hoài chân lư
chẳng có thanh b́nh ở Việtnam
muốn thấy em cười trong nắng ấm
dù lơ mơ sống giữa thương đau
quán khuya đếm giọt cà phê đắng
em khóc mai này vĩnh biệt nhau

Lâm Hăo Dũng

Thơ của Lâm Hảo Dũng mang mang những vùng trách nhiệm hành quân của người chiến binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh . Có thể nào LHD là một người lính SD9BB chăng ? Dù phải dù không đi nữa th́ LHD cũng đă nói nhiều về những vùng đất mà ḿnh đă đi qua và để lại trong kư ức cuộc đời chinh chiến . Đây thêm một địa danh khác là đèo Mang Yang cũng nằm trong thơ của người lính trấn biên cương .

.............

đất đỏ miền cao in dấu chân
đời bôn ba mấy cũng yêu lầm
có khi mưa ướt trên vai áo
c̣n ngỡ sương đêm gọi tiếng thầm

dốc sơi đồi cao nắng mới lên
em duyên dáng mộng để tôi nh́n
hôm nay ngày hẹn mây và gío
đừng để trăng buồn mưa giữa xuân

.......

từ ấy xuân sầu trong trí tôi
cái đời trận mạc cũng xa xôi
về xuôi ngó lại bàn tay trắng
chỉ thấy lơ mơ bóng một ngừơi

xe đổ đèo ở dốc Mang Yang
t́m đâu trong kỷ niệm điêu tàn
cơm nhà binh ấy nuôi tôi sống
t́nh của em cho sưởi ấm ḷng

Lâm Hăo Dũng

(Tôi vẫn biết em buồn bên mái la')

Quốc lộ 19 nối liền cao nguyên với duyên hải B́nh định  đă từng là vùng trách nhiệm bảo vệ an ninh của chiến binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh . Hăy nghe một nhà thơ lính khác là Nguyễn Tư nói về những ngày ứng chiến  trên trục lộ giao thông hiểm yếu này:

Ứng chiến đường 19

ai xuôi về dưới Qui Nhơn
cho tôi gởi đến những cơn mưa chiều
núi đồi lớp lớp đ́u hiu
nỗi ḷng lính thú cũng nhiều xót xa
mấy năm lần lữa can qua
ở đâu cũng thấy quê nhà điêu linh
bao giờ đất nước yên b́nh
th́ tôi trả lại ân t́nh cho em
Nguyễn Tư

Dục Mỹ, (thuộc quận Ninh Hoà,tỉnh Khánh Hoà) đă có thời là nơi xuất quân của Sư Đoàn 9 Bộ Binh, một địa danh nhỏ nhoi không đáng kể nhưng cũng là nơi có nhiều quân trường nổi tiếng đào tạo người chiến binh VNCH như Śnh Lầy, Pháo Binh, Biệt Động Quân ... và TTHL Lam Sơn mà sau ngày 30 tháng 4/75 đă trở thành nơi oan nghiệt để giam giữ chính những người lính năm xưa do quân Cộng nô quản lư. Phan Ni Tấn đă  làm thơ khi đi ngang vùng đất này trước 75:


lên đèo Dục Mỹ ban trưa
ta về ở dưới gío mưa năo nùng
xe qua đồi núi chập chùng
lên heo hút lạnh núi rừng tây nguyên
tưởng đi rủ sạch ưu phiền
ngờ đâu bụi đỏ trên miền cuốn theo
thôi th́ về với cheo leo
nghe chim ông láo kêu rêu cũng đành
lên tây nguyên trấn giữ thành
thương con vượn hú trên cành chon von
đón ta về núi về non
bóng tà đỏ tợ như ḥn núi rơi

Phan Ni Tấn (về Buôn ma Thuộc)

 

Trở về  đồng bằng sông Cửu, vựa lúa miền Tây, vùng trách nhiệm chính thức và lâu dài của Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ sau khi thành lập đến ngày mất nước v́ các áp lực ngoại bang và ngoài ư muốn của Quân Dân Miền Nam. Tại đây các chiến binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đă thu đoạt được nhiều chiến tích từ nhỏ đến lớn, từ những cuộc hành quân b́nh định xây dựng thôn ấp đến những cuộc hành quân phối hợp truy diệt địch quy mô, từ những cuộc hành quân cấp tiểu đội, trung đội... đến Trung đoàn, Sư đoàn, Quân đoàn. Và cũng chính mảnh đất miền Tây đă đưa danh tiếng Sư Đoàn 9BB ngang hàng các đơn vị bạn mặc dù khai sinh muộn màng.

Vùng Thất-Sơn trải dài trên biên giới Viêt- Miên thuộc tỉnh Châu Đốc, và Ba Ḥn rải rác ven biên và bờ biển tỉnh Kiên Giang là những địa thế hiểm trở mà Công quân đă chọn lựa làm nơi ẩn náu tích tụ vũ khí luơng thực và quân số chờ đợi thời cơ. Thế nhưng các chiến binh Sư đoàn 9BB đă tảo thanh đánh duổi chúng ra khỏi các khu vực này dành lại sự an b́nh lănh thổ cho đồng bào tại các nơi lân cận nói trên. Phùng Văn Nguyên một người lính của Sư Đoàn 9 BB đă ghi lại một vài gịng thơ khi ghé qua các nơi này như sau. Lời thơ có thể chỉ nói lên phần nào tâm trạng và không có tham vọng diễn tả hết kỳ công cũng như nỗi nhọc nhằn của người lính chiến trấn biên thùy.

Lục Bát Phùng Văn Nguyên về Thất-Sơn - Ba-Ḥn

 

CHIỀU QUA NÚI KÉT( Nha Ban,Thất Sơn 1970)

 

Xe lên Núi Két ngập ngừng

Chiều buông độc đạo đá dừng vách ngăn

Bờ lau nương rẫy đất cằn

Nghe trong hơi gió tiếng gần lại xa

Dăm ba anh lính nhớ nhà

Vù ra Châu Phú ngắm tà áo hoa .

 

 

 XUÂN TRÊN ĐỒI NAM-QUI (Núi Cấm, Châu Đốc)

 

Đóng quân trên tận đỉnh đồi

Đất ong bụi đỏ đá c̣i cọc khô

Đêm về gối giấc poncho

Ngày ôm súng gác balo chiến hào

Nh́n quanh có thấy mai nào

Đồn anh vắng bóng xuân đào dưới kia .

 

ĐÊM Ở MO-SO (Kiên Giang 1972)

Đêm nằm ngủ lại Mo-So

Cheo leo hốc đá co ro không mùng

Từng cơn gió biển chập chùng

Vo ve bầy muỗi đói lùng bủa vây

Tạch đùng tiếng súng đâu đây

ba thằng Cộng lẻ giờ này kiếm ăn

 

Núi Sam thuộc tỉnh  Châu Đốc, một địa danh nổi tiếng linh thiêng màu nhiệm cũng là nơi mà có lần Sư Đoàn 9 Bộ Binh đă đặt đại bản doanh hành quân tại đây trong chiến dịch ổn định miền biên giới . Và đi từ Xứ dừa Tam Quan, Bồng Sơn, B́nh Định. Ở đây ta lại gặp Lâm Hảo Dũng:

 

......

Nắng đẹp hồn em may áo mới

Nhă trong quần lĩnh Mỹ A trơn

Tôi thương Châu Đốc chiều lưu xứ

Những cụm mây buồn quyện núi Sam.

.......

Lâm Hảo Dũng(Nắng đẹp Hồn em may Áo mới)

Đặc san Thân Hữu Châu Đốc số 2

 

 

            Cũng trong Đặc san Thân Hữu Châu Đốc, tác giả Trần Phù Thế khi đi ngang qua vùng Thất Sơn đă ngậm ngùi nhớ lại nơi đây đă một thời từng là băi chiến trường diễn ra giữa ta và địch, để rồi bâng khuâng ôn lại một thời quá khứ liệt oanh đă qua bằng những lời thơ dù có pha chút bi nhưng không kém cái chất hùng của người lính chiến như người chiến sĩ ngày xưa ra đi quyết không trở về:

 

Nắng dội cơn  mùa qua Bảy Núi

Ta về nhóm lửa Thiên Cấm Sơn

Qua đi chiến trận nhiều năm trước

Nghe oán hờn đau những oán hờn

 

Ta về dáng núi buồn ra mặt

Buồn cả trời xanh tảng đá buồn

Hương khói ngỡ ngàng hôm từ biệt

Chỉ c̣n lặng lẽ bóng trăng xuông

 

Nào năm tháng chết trong màu mắt

Là chút buồn quay quắt tuổi thề

Hôm ra chiến trận mưa đầu núi

Như thể là quên chuyện trở về

 

Băi ḿn ngăn địch chôn đâu đó

Có đơi bàn tay ta xẻ chia

.......

 

Hỡi ơi lính trận xanh màu áo

Nào tiếc đời xanh lạ núi rừng

Tiễn chân me trắng hai màu tóc

Trắng cả niềm đau trăng mấy tầng

.......

Trần Phù Thế

(Qua Chiến Trường Cũ Thất Sơn)