HOME
HOI CUU QUAN NHAN
QUOC HAN 30 THANG 4
L- LAC & THONG-BAO/LINK
TIM THAN NHAN
THO-VAN HOI-KY

VỊ QUỐC VONG THÂN

hnc.jpg

dthongoccan.jpg
Dai Ta HO NGOC CAN sau chien thang An Loc

 

VÀI KỶ NIỆM VỀ ĐẠI TÁ HỒ NGỌCCẨN

            

Hoài Ziang Duy phục vụ tại đơn vị Trung đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, đă có thời gian dài chiến đấu kề cận cùng Đại Tá Trung đoàn trưởng HồNgọc Cẩn, kể cả thời gian tham chiến tại B́nh Long-An Lộc 1972. Sau đây chúng tôi xin trích thuật một đoạn hồi kư của anh viết về vị chỉ huy gan dạ và khả kính nàỵ

 

 

            ...Người anh dẫn dắt Trung đoàn 15 giải toả An Lộc cũng chết vào thời kỳ cuối, ở chức vụ Tỉnh trưởng. Không đầu hàng, chiến đấu đến cùng, bị bắt ở Chương Thiện, xử bắn tại Cần Thơ. Nghe tin anh chết, lúc chúng tôi bị giam giữ ở trường trung học. Ngoài sân, tượng Phan Thanh Giản biểu tượng cho trường bị kéo xuống mấy ngày trước đó. Ḷng có đau khi nghĩ đến thời gian gần gũi, nhưng không có giọt nước mắt lúc nàỵ Tôi sống ở Trung đoàn năm thời trung đoàn trưởng, nhưng anh là người tôi kính trọng, bởi ḷng dũng cảm không thích nịnh bợ. Đại tá Hồ ngọc Cẩn, anh chết hào hùng, xứng đáng với một cái chết của người không bỏ thành mà đi.

            C̣n nhớ, lúc đơn vị hành quân vùng Bến Đ́nh, Hồng Ngự (hai tàu tiếp vận qua Miên bị bắn ch́m). Sáu giờ chiều tại Trung tâm hành quân, tướng Di Tư-lệnh Sư Đoàn gọi xuống nói chuyện Đại tá Cẩn. Ngày mai 8 giờ sáng, anh bàn giao chức vụ tỉnh trưởng Chương Thiện. Có hơi bất ngờ. Anh ngần ngừ một lát. Tŕnh Thiếu tướng, tôi nhận, nhưng với một điều kiện cho Trung đoàn 15BB theo tôi về hành quân ba tháng để b́nh định. Tướng Di đồng ư tŕnh Quân đoàn. Sáng hôm sau, một thân một ḿnh, một đệ tử mang ba lô đồ ngủ, lên trực thăng đi nhận chức. Câu anh hỏi lúc đưa tiễn. Mày muốn theo không? Tôi lắc đầụ

            C̣n nhớ, những ngày làm sĩ quan hành quân bên anh. Mỗi lẫn chạm lớn, anh gọi máy bảo tôi và Thiếu tá Thảo, tiểu đoàn trưởng pháo binh chuẩn bị, anh bay về bốc cùng xuống đơn vị với anh, ngủ qua đêm. tiểu đoàn trưởng bị thương, anh xuống thay thế tức thời, nâng tinh thần binh sĩ. Những lần lội theo hành quân ngủ đêm (hiếm có những trung đoàn trưởng chịu lội theo hành quân). Mỗi lần vậy, phiền một nỗi là vị phụ tá hành quân Tư lệnh, phải xuống Trung đoàn thay thế chỉ huy bên ngoài. Có những buổi chiễu đóng quân, bắc vơng bên nhau, lúc lội theo tiểu đoàn, anh kể tôi nghe chuyện t́nh ái, những cánh thư t́nh giao tôi cất giữ. Ba mươi ba tuổi, Đại tá đặc cách do chiến công An Lộc. Bốn mươi ba huy chương anh dũng bội tinh với nhành dương liễu và một Bảo quốc huân chương, đủ bảo đảm về con người anh trong quân lực.

            Cái chết của anh làm tôi bắt nhớ. Có lần sau khi coi tử vi, anh nói giọng khôi hàị Thiếu tá Điến coi tử vi, nói không thấy tao lên tướng, mầy tin không? Cứ thử nghĩ, nếu bây giờ tao ngă xuống, th́ làm sao không là cố chuẩn tướng. Câu nói đuà và lời đoán số, không ngờ là thật sau nàỵ Hồi cuối của thời hạ ngươn, đâu ai nghĩ một ngày quân đội không c̣n. Trời đất cũng không c̣n. Chỗ dung thân là chốn lưu vong nơi xứ người.

            Cuối cùng, như thể hiểu nghĩa một con đường cùng không lối thoát. Là đủ. Ngày cuối cùng của miền nam Việt Nam...

 

Hoài Ziang Duy

(Chia nửa Vầng Trăng, ĐS Thân Hữu Châu đốc, trang 62)

 

                                   NHỚ VỀ ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN

 

   …. Đúng lúc đó taiï Chương-thiện, tỉnh-trưởng kiêm Tiểu-khu trưởng là đại-tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng-quân. Phần thắng đă nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ c̣n tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại-tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:

        " Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng-tư-lệnh. Hăy tiếp tục chiến đấu".

        Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, v́ quân ít, v́ hết đạn v́ mất tinh thần. Chỉ c̣n lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy Tiểu-khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, th́ đạn hết, làn sóng Cộng-quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ c̣n một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng-sản vào hầm lôi ra hai người. Một là đại-tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ  mơí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.  Bấy giờ đúng 15 giờ. Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại-tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương-thiện hỏi:

-         Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?  Đại-tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt. Trung sĩ Quang chỉ đại-tá Cẩn:

-          Thưa Đại-tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. V́ anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, th́ tôi không thể căi lệnh.

……………..

Năm 1970*, Cẩn thăng trung tá, rời tiểu đoan 1/33 đi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 15 thuộc Sư - Đoàn 9 Bộ Binh. Năm 1972, Cẩn được lệnh mang trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An-lộc. Cuối năm 1973, Cẩn được trở về chiến trường śnh lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng Chương-thiện. Lần cuối cùng tôi gặp Cẩn vào mùa hè năm 1974 tại Chương-thiện. Tôi hỏi Cẩn:

_ Anh từng là trung đoàn trưởng, hiện làm tỉnh trưởng. Anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm sư đoàn trưởng không?


_ Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua, gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi. Ḿnh phải biết liêm sỉ chứ ? Coi sư đoàn sao được.

.... Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của tôi với Cẩn.

Sau khi miền Nam mất, tôi không được tin tức của Cẩn. Măi năm 1976, tôi được tin : Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi tên tướng mặt bánh đúc Dương Văn-Minh ra lệnh đầu hàng. Cẩn chống lại lệnh đó. Các đơn vị Cộng-quân tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương-thiện, th́ gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cẩn bị bắt, rồi bị đem ra xử tử.

Ghi chú.

Tại Sài-g̣n 9 giờ bẩy phút, tiếng súng kháng cự tại các đơn vị dù chấm dứt. Tại bộ chỉ huy tiểu khu Chương-thiện kéo dài tới 15 giờ. Trong khi đó, tiếng súng kháng cự của các Thiếu-sinh-quân c̣n kéo dài tới 19 giờ bốn mươi lăm phút tại Vũng-tầu. Nếu tôi không lầm th́ các TSQVN là những người chiến đấu cuối cùng của miền Nam.

Cuộc xử Cẩn do hai nhân chứng thuật lại :

Một là Trung-tá Bùi Văn Địch (Hiện sống ở Berlin, Đức), xuất thân trường Thiếu-sinh-quân Hà-nội, sau di vào Mỹ-tho. Trung-tá Địch đă sống với Cẩn 2 năm tại trường Thiếu-sinh-quân Mỹ-tho. Thời gian 1972, cả hai từng cùng phục vụ tại sư đoàn 9 bộ binh.

Hai là phu nhân của Trung-tá bác-sĩ Jean Marc Bodoret, nhũ danh Vũ-thị Quỳnh-Chi (Hiện sống ở Marseille), em ruột của cựu Thiếu-sinh-quân Vũ Tiến Quang. Quang là người nạp đạn cho Cẩn xử dụng khẩu đại liên 30, bắn đến viên đạn cuối cùng trong công sự chiến đấu tiểu khu Chương-thiện. (Xin xem bài Cái bóng của Hoài-văn vương Trần Quốc Toản trong sách này). Bà Bodoret chứng kiến tận mắt hai cuộc xử án Cẩn.

Cuộc xử án như sau:

Ngay khi Cẩn bị bắt, người ta để Cẩn lên một chiếc xe mui trần, chở đi khắp thành phố Chương-thiện cho dân chúng xem chiến lợi phẩm. Ngồi trên xe, Cẩn thản nhiên mỉm cười, vẫy tay chào dân chúng. Cái gọi là Ṭa án nhân dân được lập ngay trước ṭa hành chánh. Sau khi quan ṭa kết tội Cẩn bằng những từ ngữ hiếm hoi thấy trong các đạo luật trên thế giới. Người ta kêu gọi dân chúng, ai là nạn nhân của Cẩn th́ đứng lên tố cáo, rồi muốn đánh, muốn chửi tùy thích. Nhưng chỉ có vài cán bộ nội thành tố cáo Cẩn là ác ôn có nợ máu. Dân chúng không có ai lên tiếng cả. Người ta hỏi : Những ai đồng ư xử tử Cẩn th́ dơ tay lên ! Lại cũng chẳng có ai dơ tay. Thế là cuộc xử án ngừng lại.

Rồi, ba tuần sau, cuộc xử án Cẩn lại diễn ra ở sân vận động thể thao Cần-thơ. Lần này người ta chuẩn bị kỹ hơn, người ta cho tụi ḅ-vàng xen lẫn với dân chúng. Cũng bản cũ soạn lại, nhưng người ta khôn khéo hơn, người ta không hỏi xem Cẩn đă nợ máu với ai, th́ hăy ra mà xỉ vả, đánh đập. Người ta chỉ hỏi: Ai đồng ư xử tử Cẩn th́ dơ tay. Ḅ vàng dơ tay, một số dân chúng dơ tay. Số đông vẫn cứng đầu, không đơ tay.

Người ta hỏi Cẩn có nhận những tội mà ṭa án nêu ra không? Cẩn cười nhạt:

“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt ".

Rồi Cẩn hô:

“Đả đảo Cộng-sản. Việt-Nam muôn năm”

Sau khi Cẩn bị băn chết, dân chúng hiện diện khóc như mưa như gió. Trời tháng năm, đang nắng chói chang, tự nhiên sấm chớp nổ rung động không gian, rồi một trận mưa như trút xuống.

Nắng mưa là hiện tượng b́nh thường của trời đất. Nhưng dân chúng Cần-thơ th́ cho rằng, trời khóc thương cho người anh hùng, gặp cơn sóng gió của đất nước.

.... Hai mươi mốt năm qua, đúng mười hai giờ trưa, ngày 30 tháng tư, dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng mua bó hoa, đèn cầy, vào nhà thờ đốt nến, đặt hoa dưới tượng đức mẹ, và cầu xin cho linh hồn Cẩn được an lành trong ṿng tay người.

Tôi lược thuật về cuộc đời Cẩn mà không phê b́nh, v́ Cẩn là bạn thân của tôi. Vả tôi không đủ ngôn từ đẹp đẽ để tặng Cận.

Viết tại Paris ngày 30 tháng tư năm 1996

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ.     

 (Source: Website Thiếu Sinh Quân VNCH)

* Về chi tiết này cần phải xác nhận lại v́ hết năm 1970, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 15 BB, c̣n là Đại Tá Bùi Xuân Lăng. Ghi chú của NP (BanTTBCSD9BB)

 

                                     

 

 

 

 

hinhtuongphu.jpg

ĐÔI ĐIỀU MUỐN NÓI

 

                Lời ngỏ:  Viết về Thiếu Tướng Phạm văn Phú trước đây có Thiếu Tá Phạm Huấn, Tùy viên của Tướng Phú, nguyên Trưởng pḥng Thông Tin Báo chí Cục Tâm Lư Chiến, Tổng cục CTCT. Sau Hiệp định ngưng bắn 1973, ông đại diện phái đoàn VNCH trao trả tù binh với CSBV và có ra Hà Nội. Gần đây, có nhiều tác giả viết về Tướng Phú cũng với sự ngưỡng mộ và khâm phục như Thiếu Tá Phạm Huấn. Gần hai chục năm trước, trong mục Diễn Đàn Chiến Hữu của tuần báo Sài G̣n Nhỏ số 164 ra ngày 14 tháng 6 năm 1996, tôi đă viết bài này tŕnh bày quan điểm của ḿnh về trường hợp Tướng Phạm Văn Phú, tuy không hoàn toàn mang tính cách minh oan hay cải chính cho ông, nhưng  sau đó đă có ảnh hưởng là cũng có người hưởng ứng viết bài lên tiếng bênh vực ông, và loạt bài đả kích ông đă không c̣n phổ biến nữa. Điều quan trọng là  từ đó, dư luận đă thay đổi cách nh́n về ông và dần dần công nhận ông là một trong những vị tướng đă tuẫn tiết để giữ tṛn tiết tháo của con nhà vơ, thà chết không rơi vào tay giặc.  Năm 2005, nhân tuởng niệm 30 năm Quốc Hận, cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Virgnia, Maryland và Washington DC, đă đặt tên ông cho một trong những con đường trong khu thương mại EDEN của người Việt tại Virginia cùng với các vị tướng tuẫn tiết khác là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai và Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ như một cách khôi phục lại danh dự cho ông. Mời các cựu chiến hữu và qúy vị đọc bài viết ĐôI ĐIỀU MUỐN NÓI được trích lại dưới đâỵ

      NP

 

                Đọc bài "Ai đă bức tử Sư đoàn 22 Bộ Binh tại mặt trận Tân Cảnh" của cố và cựu Đại Tá Trịnh Tiếu, nguyên trưởng pḥng 2 Quân Đoàn II và Quân khu 2, thấy có hai điều đáng chú ư đó là việc bà Phạm Văn Phú v́ tham nhũng đă "can thiệp vào công việc của chồng quá nhiều khiến cho Quân Đoàn II sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của toàn Miền Nam Việt Nam" năm 1975 và hai là việc ông cố vấn John Paul Vann lạm dụng quyền hành cố vấn để lũng đoạn nội bộ nhân sự của Quân Đoàn II trong thời kỳ Tướng Ngô Dzu, để đến nỗi Sư Đoàn 22 tan tác tại Tân Cảnh năm 1972.

                Lạm bàn vào chuyện đại sự của các đàn anh là chuyện chẳng đặng đừng, nhưng xét cho cùng đă qua rồi cái thời xa xưa ấy, ít ra cũng hai mươi mốt năm ṛng. Thời ấy anh em chúng tôi, nhũng ai ở vào cái tuổi xấp xỉ tam thập nhi lập chỉ thuộc loại thi hành lệng thượng cấp, nhưng bây giờ qua bao năm tháng đắng cay, tủi nhục trong lao tù Cộng sản cũng đă ngẫm ra được cái đúng cái sai nhưng chưa có dịp để nói ra được.

                Trước nhất, nếu những sự kiện mà Đại tá Tiếu đưa ra là trung thực th́ phải nh́n nhận rằng ông là người có nhiệt tâm, nhiệt huyết một ḷng với quốc gia dân tộc và rất thông thạo đường lối t́nh báo, quả không hổ danh một sĩ quan t́nh báo cao cấp của Quân Lực VNCH.

                Thứ nữa, gần đây khi đọc loạt bài của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ kể về trường hợp vượt trại tù Thanh Cẩm không thành của nhóm ông, bị bắt lại hành hạ đánh đập, bỏ đói, giam cầm đến mấy người phải chết trong số có dân biểu Đặng Văn Tiếp, th́ không ai là không khỏi cảm phục ḷng can đảm và ngậm ngùi. Bây giờ ông đă là người quá cố cũng do hậu quả những ngày tháng lao tù hành hạ đó. Xúc phạm đến người khuất bóng là không nên, nhưng đọc hồi kư của ông đăng rải rác trên các báo Việt ngữ gần đây ở Mỹ, hầu như ông không phục Tướng Phạm Văn Phú, hồi tướng Phú là Tư lệnh Quân Đoàn II, đặc biệt chê trách bà Phú. Hơn nữa ông chỉ khen tướng Nguyễn văn Toàn, người được báo chí đặt cho cái tên là Quế Tướng Công không chỉ v́ những hành vi tham nhũng mà c̣n háo sắc hồi làm Tư lệnh Sư Đoàn 2BB, và bất tài trong chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III ở thời điểm cuối cùng của VNCH.

                Trước hết, phải nói rằng tôi không có họ hàng thân thích ǵ với  Tướng Phú, cũng chẳng phải tay chân thân cận của ông. Hồi ông về nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở Huế thay thế Tướng Ngô Quang Trưởng về Tư Lệnh Vùng 4, tôi chỉ là một sĩ quan cấp úy nhỏ nhoi ở Bộ Tham Mưu Sư Đoàn. Tôi chỉ biết ông qua những buổi sáng Thứ Hai đầu tuần chào quốc kỳ tại sân Bộ Tư Lệnh, đồn Mang Cá Huế, hay mỗi khi ông ngồi xe ra sân bay trực thăng để đi thị sát mặt trận. Tướng Phú cũng nhỏ người như Tướng Trưởng, nhưng đôi mắt không sắc bằng Tướng Trưởng, và lại c̣n có vẻ b́nh dân v́ ông thường pha nụ cười khi nói chuyện, điều mà không hề có ở Tướng Trưởng. Khi cười, tôi c̣n nhớ ông có một, hai cái răng vàng hay bạc. Đó là những ǵ tôi biết về Tướng Phú chỉ có thế, v́ chỉ ít tháng sau ngày nhậm chức của ông, tôi được lệnh thuyên chuyển về một đơn vị Sư Đoàn khác ở vùng đồng bằng Cửu Long. Bây giờ th́ ông đă trở thành người thiên cổ từ hai mươi mốt năm quạ Ông đă tự xử ḿnh, ít nhất cũng để giữ tṛn khí tiết của một vị tướng miễn cưỡng bại trận, thà chết không rơi vào tay giặc, để giữ danh dự cho ḿnh và cho quân đội, chứ không phải như có người nhân danh quân đội kết án ông doạ đem ra Toà Án quân sự tại mặt trận.

                Đành rằng làm tướng theo quan niệm ngàn xưa mà để mất đất đai thành tŕ, hao binh tổn mă là đáng tội, nhưng vào thời buổi năm 1975 ấy, ai c̣n xứng đáng để kết tội cho ai. Kẻ đáng tội và chịu trách nhiệm trước lịch sủ mai này là những kẻ cấu kết thông đồng với địch và những kẻ vào giờ thứ 25 đă hai tay đem dâng phần đất miền Nam c̣n lại cho CS ḱa. C̣n việc tham nhũng của bà Phú nếu đúng chăng th́ đâu phải chỉ một ḿnh bà. Nhưng cái việc tham nhũng của mấy bà cũng chỉ quanh quẩn ở hậu trường hoặc cấp địa phương, c̣n cái tham nhũng gộc, bám rễ, ăn gốc của những cây đại thụ nằm ngay tại trung ương th́ sao? Phỏng một người đàn bà như vợ một viên tướng Tư Lệnh Quân Đoàn mà làm sao để mất cả cao nguyên, kéo toàn bộ miền Nam sụp đổ theo như năm 1975. Kết luận như vậy e có phần chật hẹp và hàm hồ lắm thay!

B́nh tĩnh mà nói, mất Ban Mê Thuật không những do Tướng Phú mà gồm cả các cấp chỉ huy cao cấp kể cả Bộ Tổng Tham Mưu có trách nhiệm v́ bị rơi vào cái kế nghi binh của đối phương. Rút quân khỏi Kontum và Pleiku là lệnh của Tổng Thống Thiệu, không phải tự ư Tướng Phú làm mà ông c̣n xin đánh chiếm lại Ban Me Thuật nhưng ông Thiệu không cho. Nghe Đại Tướng Cao Van Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng lên tiếng sau hai mươi mốt năm im lặng và đọc hồ sơ mật Dinh Độc lập của cựu bộ trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng th́ rơ. Thế nhưng, hồi đó, chính TT Thiệu đă lên truyền h́nh tuyên bố ông chỉ ra lệnh di tản chiế'n thuật khỏi BMT mà thôi (sic). Đó là một điều không thành thật của vị lănh đạo quốc gia và thái độ chạy làng, để mọi tội lỗi trút lên đầu Tướng Phú là xong.

 

                                (Bỏ một đoạn nói về cố vấn John Paul Vann v́ không thích hợp ở đây)

 

                Cuối cùng chỉ có một điều văn tắt rằng cố Đại Tá Trịnh Tiếu trước khi mất đi có để lại tập hồi kư của ông với ư nguyện như một chưng nhân và một tài liệu cho thế hệ mai sau. Đó là quan niệm tốt không chối căi, nhưng có đôi chỗ cần phải cân nhắc đối chiếu lại trước khi trích dẫn kẻo bị người sau ngộ nhận. Mong lắm thay.

 

NGUYỄN PHÙNG

 

Enter supporting content here